Cho quen với nồng cay
Yêu cho thấy bao lâu đài
Chỉ còn vài trang giấy.
(Y Vân-Ảo ảnh)
(Lc 1: 1-2)
Chao ôi. Có lời nào, ý nhị bằng lời ca, đà trích dẫn. Ở trên! Mà, sao nghệ sĩ gọi đó là “Ảo ảnh”. Lại còn, đỏng đảnh bảo: “cho quen với nồng cay”? Há, “yêu” là ảnh ảo. Là, nồng cay sao?. Và, nghệ sĩ nhà ta cứ những than cùng khóc, mấy tình tự rất cay và rất nồng, như hồi nào:
“Những ân tình em đong bằng nước mắt
Khóc cho đầy hai chữ tình yêu
Phấn hương nồng anh xem tựa tấm áo
Đã thay màu ân ái từ lâu....” (Y Vân – bđd)
Thế mới biết. Yêu, không là chuyện dễ. Chỉ dễ nói. Dễ hát. Không dễ thực hiện. Thế mới hiểu, yêu cũng nhiều chông gai. Trở ngại. Rất đường dài. Trên giấy. Trên giấy hay trên cát, hãy cứ cùng tôi, sống trước đã. Tìm hiểu sau. Về chữ yêu. Tìm và hiểu, là tìm đến đấng bậc vị vọng đã từng hiểu và tìm, thời trước mình. Các đấng bậc từng tìm hiểu, đã rất nhiều. Nhiều chuyện. Nhiều thứ. Những thứ rất kiêu sa. Là đà. Chuyện ghét ghen. Đường dài truyền thông. Lông bông, báo đài. Rất vi tính.
Ghét ghen thời vi tính. Vẫn vi vu. Lu bù, chuyện của người. Giữa đời. Và, trong đời. Như người đời, từng thổ lộ. Vừa qua, bần đạo đã nhảy ào vào chốn lào xào huyên náo, chuyện vi tính với điện thư. Gặp được giòng chảy của người anh/bậc thầy, từng bảo trước. Rất như sau:
“Nói đến tình yêu và trách nhiệm, thì trách nhiệm của một Giám mục khác với trách nhiệm của một linh mục. Giáo dân. Trong Giáo hội, giáo dân ý thức lại có nhiều tự do hơn linh mục. Những người như Georges Hourdin, năm nay 100 tuổi dư hiểu điều đó. Không phải vì là tự do vô trách nhiệm, mà vì tự do với trách nhiệm khác. Rồi nhìn về Chúa Giêsu, có phải lúc nào Ngài cũng lên tiếng phản kháng không? Phản kháng ai và không phản kháng ai?
Đó là về mặt “lý tưởng”, chưa tính đến mặt thực tế Hội “thánh” qua lịch sử. Phêrô và có lẽ đa số các tông đồ đã không phải như Phaolô. “Hội đồng Giám mục’ ở công đồng Giêrusalem chỉ phụ hoạ với Phaolô một phần nào thôi. Và phải chăng chỉ là chuyện tình cờ nếu tử đạo đầu tiên là một phó tế Stêphanô chứ không phải tập thể các tông đồ? Và, đó chỉ mới là về thái độ đối với “nội bộ” Do thái. Còn đối với cường quyền Rôma? Phêrô và Phaolô đều dám chết ở Rôma, nhưng trước đó? Kể cả Phaolô? Nhưng Hội thánh vẫn còn đó và vẫn còn…”thánh” thì đâu phải vì được bảo đảm bởi sự thánh thiện của những con người –bắt đầu từ các vị hữu trách- trong Giáo hội!...” (Trích điện thư cố Gs Nguyễn Ngọc Lan gửi bạn bè/bà con 31.3.2001)
Điện thư trích dẫn ở trên, là của một cựu giáo sĩ. Cố giáo sư. Cũng bàn về chữ “yêu”. Trách nhiệm. Rất thơ văn. Bài bản. Đượm tính văn hoá. Văn hoá và văn minh. Người mình. Đạo mình.
Có truyện vui, về văn minh, lình xình những văn hoá của người. Của mình, khiến bạn mình cười hoài không chán, trước khi đi vào chuyện chính đáng, của thơ văn. Như sau:
“Trong phiên họp giữa người nước “bạn” và nước ta. Tức, nước “mình”. Bạn bảo rằng: người mình thiếu văn hoá. Chuyên làm bậy. Ngay ngoài đường. Bậy đến độ, chỉ người mình mới dám dựng bảng hiệu “
Cán bộ mình, bèn bảo với bạn: ‘Làm quái gì có chuyện như thế’. Chỉ là chuyện “phịa”, để vấy bẩn tình thân thiện. Thiếu trách nhiệm. Phía “bạn” bèn quyết: ‘Tối nay bọn tớ xách súng đi lùng. Hễ thấy tên nào dạo quanh hồ, mà làm chuyện thiếu văn hoá, những đái bậy, là xử luôn’. Phía “mình” đồng thuận: ‘tha hồ mà xứ lý, cứ thế nhé’.
Sáng hôm sau, phía “mình” báo cáo thiệt mạng mất 37 tay. Ức quá, phía “mình” cử 2 sứ thần đặc nhiệm qua bên “bạn” tìm tệ nạn thiếu văn hoá, ở quảng trường. Công viên văn hoá…. như “bạn” từng làm ở quê ta. Hai sứ thần đi suốt đêm, vừa lạnh vừa mệt, đến gần hai giờ sang thấy chú “tệ nạn” văn hoá, đang lén “làm bậy” ngay công viên trong bóng tối. Mừng quá, nả hết đạn vào tay “tệ nạn”.
Sáng hôm sau, truyền thông buổi sớm đã loan báo: đêm rồi, một viên chức của ta, đang đêm đi công tác, bị bọn khủng bố nã đạn vào người gây “tổn thương nhân thương trí mạng”, ở ngoài đường…. Hỡi ôi! Văn hoá với văn minh, là thế đấy!
Về Tình yêu. Trách nhiệm. Văn hoá. Ở ngoài đời lẫn trong nhà Đạo, nhiều vị đạo mạo. Rất sư phạm, và mô phạm. Từng bàn luận. Nhiều trang giấy. Như bạn tôi, ta thường thấy. Thấy, chứ không bàn. Hoặc hát. Hát, cùng người nghệ sĩ, mà rằng:
“Giòng mực xanh còn đấy
Hứa cho nhiều dù bao lời nói
Đã phai tàn, thành mây thành khói
Cũng xem như không, mà thôi.” (Y Vân – bđd)
Về tình yêu, trách nhiệm và văn hoá. Không thể để lời nói, trên miệng hay trên giấy, dễ phai tàn thành mây thành khói được. Càng là không, khi lời đó lại là lời vàng. Cao sang. Như Lời Chúa, nơi giòng chảy thánh sử, rất Luca, như sau:
“Thưa ngài Thê-ô-phi-lô đáng kính, có nhiều người
đã ra công soạn tường thuật những sự việc được thực hiện giữa chúng ta.
Họ viết những điều mà các người chứng kiến ngay từ đầu
và phục vụ lời Chúa truyền lại cho ta.”
(Lc 1: 1—2)
Nói đến tình yêu, trách nhiệm và văn hoá, là bàn/là thảo về cộng đoàn Nước Trời. Ở trần gian. Cộng đoàn ấy, ta gọi là Hội thánh. Có lúc, có người gọi là Hội thánh Công giáo, rất La Mã. Chính Thống. Mê-nô-nít. Can-đê-an, vv… Tức là, về các thánh sống đời phụng vụ, hơi khang khác. Nhưng không khác niềm tin. Chẳng khác, về tình yêu. Trách nhiệm. Dù rằng, rất văn hoá.
Thế nhưng, nhiều bạn/nhiều người vẫn thắc mắc về tên gọi, gắn liền căn cước, với kiểm tra. Của nhà Đạo. Dù đạo mạo. Sư phạm. Mô phạm, cũng như sau:
“Tôi có nhiều bạn Đạo, vẫn sống đời phụng vụ theo nghi thức khác, ở Đông Phương. Chính thống giáo. Kitô giáo. Anh giáo. Nghĩa là, cùng thờ một Chúa. Đức Kitô. Tuy nhiên, đôi lúc tôi vẫn lẫn và lộn về chuyện sao họ vẫn được coi là Công giáo. Mà không phải là, La Mã. Xin giải thích cho biết quá trình, về chuyện này. Cho rõ hơn. Rất cám ơn. (Người hỏi không ghi tên)
Và, đấng bậc giáo sĩ/giáo sư nhà Đạo, rất đạo mạo một đức thày: lm John Flader, vẫn được người người vời đến, để than thưa. Như sau:
“Có lẽ, cách hay nhất ta nên làm, là bắt đầu tìm hiểu Giáo hội Chính thống. Xem, tại sao Giáo hội Chính thống lạ xa rời Hội thánh Công giáo, sớm như thế. Giáo hội Chính thống có hai nhóm chính. Nhóm đầu nhỏ hơn, tách rời Hội thánh Công giáo, từ thế kỷ thứ V, tiếp theo sau hai công đồng về đại kết.
Sau Công đồng, một số vị đã theo chân Nestôriô bắt đầu rời bỏ Hội Thánh Chúa, để rồi cuối cùng trở thành Hội thánh Đông Phương, ở Át-xy-ri. Về sau, Giáo hội này không còn chấp nhận lập trường xa rời Đạo giáo của Nestôriô nữa.
Năm 451, tức 24 năm sau đó, Công đồng Canxêđô ra tuyên bố nói rằng: nơi Đức Kitô có hai bản chất: thánh thiêng và người phàm. Và, Công đồng lên án các điều sai lạc của bè Eutyches. Bè này chủ trương: Đức chúa chỉ một bản chất mà thôi. Lầm lạc này được gọi là chủ trương “Một bản thể duy nhất”.
Ngày nay, có năm Giáo hội ly khai khỏi Hội thánh, sau Công đồng Can-xê-đôn, đó là: Giáo hội thuộc phái các tông đồ ở A-mê-nia, Chính thống Kốp-tích, Chính thống Ê-tiô-pi-a, Chính thống Xy-ri và Giáo hội Chính thống Xy-ri Ma-lan-ka-ra.
Năm Giáo hội này có một điểm rất giống nhau. Nhóm Giáo hội địa phương Humberto da Silva là Giáo hội Chính thống lớn nhất gồm các Giáo hội đã ly khai Rôma từ năm 1054; khi đó, vị đại diện Đức Giáo Hoàng là Hồng y Humberto da Silva đã ra vạ tuyệt thông đối với Giáo phụ Constantinốp là Đức Michael Cerulatius. Và đổi lại, vị này cũng cách chức vị đại diện của Đức Giáo Hoàng ở Constantinốp.
Sau vạ tuyệt thông này, có bốn Giáo phụ Phương Đông và Giáo hội địa phương được các nhà thừa sai từng truyền giáo ở Đông Phương đã ly cách Rôma. Từ đó, theo cung cách tư riêng, không công nhận quyền bính của Đức Giáo Hoàng nữa. Và từ nay, không còn ai đặt vấn đề nền tảng về chính vạ tuyệt thông đem đến sự xa cách, mà ta gọi là “Ly Cách lớn”.
Ngày nay, các vị Đại diện cho Giáo hội Chính thống từng ly cách Hội thánh từ năm 1054, là các Giáo phụ ở Constantinốp, Alexandria, Antiôkia, Giêrusalem và Giáo hội Chính thống Nga, Serbia, Rômania, Bungaria, Georgia, Đảo Xýp, Hy Lạp, Balan, Anbania, Cộng Hoà Tiệp và Slôvakia cùng với Giáo hội Chính thống ở Hoa Kỳ. Thêm vào số này, là các Giáo hội khác tuỳ thuộc vào những Giáo hội được kể tên, ở trên.
Các Giáo hội này chấp nhận giáo huấn của bẩy Công đồng đại kết đầu tiên và các phép Bí tích, mà các Giáo hội này cử hành, vẫn có hiệu lực, kể cả bí tích truyền chức linh mục. Giáo hữu thuộc các Giáo hội này được phép lĩnh nhận các Bí tích như Thánh Thể, Hoà giải và Xức dầu Kẻ liệt do linh mục Công giáo cử hành.
Các thế kỷ tiếp theo sau niên biểuu 1054, một số thành viên các Giáo hội Chính thống đã quay về hiệp thông trọn vẹn với Rôma; và vì thế, được gọi là Giáo hội “Hiệp nhất”. Nói cho đúng, tên gọi của họ là Giáo Hội Công giáo Phương Đông. Các Giáo hội này vẫn duy trì phụng vụ và truyền thống kỷ luật, theo Đông Phương. Các vị, vẫn duy trì Luật Hội thánh Đông Phương, do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành năm 1990 và cũng theo chính Giáo luật riêng của các ngài nữa.
Cộng thêm vào với 20 Giáo hội Đông Phương có tên ở trên, còn có Giáo hội Maronít, là Giáo hội luốn nối kết với Rôma trong mọi chuyện. Có lúc ta gọi tên các Giáo hội theo nghi thức Phương Đông là Giáo hội Công giáo Đông Phương. Nhưng, vẫn là thành phần trọn vẹn gắn liền với Hội thánh Công giáo và đóng góp rất nhiều cho tính phổ cập và sung mãn của hội thánh qua truyền thống khác biệt. (X. John Flader, The Catholic Weekly
Nói cho cùng, văn hoá, trách nhiệm và tình yêu, vẫn đôi lúc thay hình đổi dạng, cho có “hoa lá cành”, thì như thế. Nhưng tựu trung, vẫn thu về một mối. Vẫn, “là rụng về cội”. Đượm nét thân thương. Thương người. Thương mình. Thương lẫn nhau. Thương nhau, cả những khi đau. Lẫn khi buồn, như chuyện thiên tai với nhân tai, sầu buồn ở Tam Toà, Lao Lý, Đồng Chiêm, Ha-i-ti, và gì gì nữa, sau này. Nhất nhất nói lên một truyền thống đầy hiệp thông, tương cảm. Đậm sâu. Sắc nét.
Sâu và sắc, dù cho anh có hát: “Không cần biết em là ai”, con trai hay con gái. Ở Phương Đông hay Phương Đoài, chốn trời Tây. Một Nước Trời ở bên Tây/bên Tầu, dù có tự gọi mình là vô thần, hay vô sư vô sách, cứ lách cách như một Richard Dawkins ở nước Úc, vẫn phân trần:
“Richard Dawkins vừa khởi đầu một động thái thiện nguyện, rất sẻ san. Nhưng anh cứ tự gọi công cuộc chia sẻ mình làm là: Đùm bọc/giùm giúp từ những người không tin. Ý anh muốn nói là: người vô thần, chẳng sư chẳng sách, chẳng quỷ thần Chúa Mẹ, cũng vẫn cho đi. Cho, là để người nhận lãnh biết được rằng những người từng cho họ quà tặng có thể là người tin vào quyền uy của Đức Chúa. Cũng có thể là kẻ chẳng tin Chúa.
Richard Dawkins quyết biện luận rằng anh vẫn là người tốt bụng, mà chẳng cần phải nói mình có tin vào Chúa. Vào Mẹ, hay không. Tôi, thì tôi nghĩ rằng: dù anh có nói gì đi nữa, hễ cứ cho mình cho là người tốt bụng, thì cũng chẳng nên chứng minh là mình có tin hay không vào Đấng vào Vị nào. Riêng tôi vẫn nghĩ: thật khó làm thế. Khó, để nói mình là người vô thần, mà vẫn tốt bụng.” (x. Sheila Liaugminas, MercatorNet, 21/01/2010)
Nói gì thì nói. Nhất thứ, lại nói từ một góc trời rất linh tinh, toàn những chữ “tin” và chữ “yêu” chẳng bao giờ là “ảo ảnh”, như nghệ sĩ viết nhạc lại rêu rao một câu kết, rất như sau:
“Kìa phồn hoa còn đó
Những con đường, buồn vui lộng gió
Những ân tình, chìm trong lòng phố,
Cũng theo hư không mà đi.” (Y Vân –bđd)
Hôm nay, ở
“Vắng con tầu, sân ga thường héo hắt.
Thiếu em lòng anh thấy quạnh hiu…” (Y Vân – bđd)
Sân ga cuộc đời, mà thiếu em là “Tình yêu”, là “trách nhiệm”, thiếu cả “văn minh”, sẽ là văn hoá của sự chết. Hoặc, văn hoá của sự sống không tình yêu. Không trách nhiệm. Quyết chẳng gọi đó là văn minh/văn hoá, được.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn mong bạn, mong tôi
ta đã biết và hiểu,
nên vẫn tin.
(xem thêm các bài khác xin vào www.tranngocmuoihai.blogspot.com ;
hoặc, www.suyniemloingai.blogspot.com;
hoặc, www.giadinhanphong.blogspot.com )
No comments:
Post a Comment