Nghe tiếng chân vang lên từng điệu nhạc
Ðể lòng nhẹ ru với thành phố im
Vì ngày mai nắng lên, phố phường xóa nhòa bước êm”
(Đỗ Kim Bảng – Bước Chân Chiều Chủ Nhật)
(Mt 13: 16-17)
Lang thang chiều chủ nhật, đâu phải chỉ mình tôi thích. Dù tôi đây là tôi chỉ là tôi tớ. Là, bổn đạo hèn đang có những giòng chảy này; hay tôi đó, có là nghệ sĩ họ Đỗ tên Kim Bảng, chính bản thân. Hết lang thang, xong lại “nghe tiếng chân vang lên từng điệu nhạc”. Tiếng chân vang, hẳn nhiều người cũng đều nghe. Đều biết. Nghe đấy, nhưng liệu có làm không. Làm, theo lời dạy của Đấng Nhân Hiền Chí Thánh, đó mới là vấn đề. Vấn đề ở đây, hôm nay tợ như vấn đề khi xưa/ở đó, có Lời Chúa căn dặn thế này:
“Còn anh em, mắt anh em thật có phúc vì được thấy,
tai anh em thật có phúc, vì được nghe.
Quả thế, Thầy bảo thật anh em,
nhiều ngôn sứ
và nhiều người công chính
đã mong mỏi thấy điều anh em đang thấy,
mà không được thấy,
nghe điều anh em đang nghe,
mà không được nghe.”
(Mt 13: 16-17)
Lang thang chiều chủ nhật, cũng là phải. Bởi, cứ vào chiều chủ nhật, ở nhà thờ/nhà thánh, đều có Lời rất thánh của Chúa, vẫn nghe quen. Chính vì, nghe quen quen, nên nhiều người chẳng còn thấy. Dù có mắt. Chẳng thấy, có nghĩa là chỉ thấy mỗi đấng bậc mục tử hay phó tế, cứ nói. Và cứ giảng giải. Các cụ nhiều lúc nói và giảng, những điều mà ngay chính các cụ cũng không thấy hứng thú cho lắm để làm mỗi ngày. Và mỗi tuần. Bởi, có nói và giảng, suốt quanh năm những điều, như: yêu thương. Giùm giúp. Thứ tha. Độ lượng. Đều là những điều ít thấy. Thấy bằng mắt. Thấy, bằng kinh nghiệm bản thân. Thế nên, vẫn cứ lang bang. Và lang thang, những chiều chủ nhật. .
Lang thang chiều chủ nhật, còn là lang bang vào buổi chiều, ngày của Chúa. Tức, một ngày ngơi nghỉ để người người có lý do mà lang bang, nhiều điều thế sự. Lang thang chiều chủ nhật, còn là lan man những câu truyện kể tiếu lâm chay/tiếu lâm mặn, vào với những chia cùng sẻ, cho nhiều người nghe. Và, “lang thang chiều chủ nhật, còn là lang thang thơ thẩn, với những:
“Bước chân khắc khoải đi
khi ngày vui vừa hết,
thôi luyến lưu mà chi
bước chân nhuốm hoàng hôn
bước chân đếm chờ mong
đếm bao nỗi buồn niềm thương.” (Đỗ Kim Bảng – bđd)
Đếm nỗi buồn niềm thương, chưa hẳn vì “ngày vui vừa hết”. Lang thang chiều chủ nhật, cũng có thể là do có “bước chân nhuốm hoàng hôn”, hoặc: “bước chân đếm chờ mong”. Chờ mong/mong chờ một hạnh phúc. Mong chờ/chờ mong, một niềm vui. Nụ cười. Như lời giảng giải, ở bên dưới:
“Tôi trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi giật giật, cố gắng rút trong túi áo một điếu thuốc. Nhưng tôi lại không có diêm. Qua hàng chấn song nhà giam, tôi trông thấy một người cai tù. Tôi gọi: "Xin lỗi, anh có lửa không?"... Anh ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt anh nhìn vào mắt tôi. Tôi mỉm cười mà chẳng hiểu tại vì sao lại làm thế. Có lẽ vì khi muốn làm thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười. Lúc này dường như có một đốm lửa bùng cháy nhanh qua kẽ hở giữa hai tâm hồn chúng tôi, giữa hai trái tim con người. Tôi biết anh ta không muốn, nhưng do tôi đã mỉm cười nên anh ta phải mỉm cười đáp lại. Anh ta bật que diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi. Miệng vẫn cười. Giờ đây, trước mặt tôi không còn là viên cai ngục phát xít mà chỉ là một con người. Anh ta hỏi tôi: "Anh có con chứ?". Tôi đáp: "Có". Và, tôi lôi từ trong ví ra tấm hình nhỏ của gia đình mình. Anh ta cũng vội rút trong túi áo ra hình những đứa con và bắt đầu kể lể về những kỳ vọng của anh đối với chúng. Đôi mắt tôi nhoà lệ. Tôi biết mình sắp chết và sẽ chẳng bao giờ gặp lại được người thân. Anh ta cũng bật khóc. Đột nhiên, không nói một lời, anh ta mở khoá và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lặng lẽ đưa tôi ra khỏi khu vực thị trấn chiếm đóng. Thả tôi tự do rồi quay trở về. Thế đó, cuộc sống của tôi đã được cứu rỗi, nhờ có nụ cười".
Thì ra là như thế. “Thiếu nụ cười”, nên nhiều vị cứ mải “lang thang chiều chủ nhật”. Cứ “đếm chờ mong”, với những “bước chân khắc khoải ngày vui vừa hết”, kết thúc buồn. Buồn thế kỷ. Buồn chiều hôm. Vô tận. Nhưng “lang thang chiều chủ nhật”, cũng có thể vì người đời thời nay, nghe và thấy nhiều chuyện khó giảng giải, nơi nhà Đạo. Như lối giảng và giải của một số đấng bậc, khiến nhạc sĩ ngoài Đạo đã hơn một lần cảnh báo:
“Vì tôi là linh mục
giảng lời tình nhân gian
nên không còn tiếng khóc
nên không biết kêu than
nên tôi rất bơ vơ
nên tôi rất dại khờ.” (Nguyễn Đức Quang – Vì Tôi Là Linh Mục)
Dĩ vãng là như thế. Là, có lúc vì bơ vơ/dại khờ nên các đấng bậc mới giảng giải khá “lan man”, không bãi đáp. Giảng và giải, cách sao đó khiến người nghe cứ tưởng các đấng bậc đang “lang thang chiều chủ nhật”, rất cập rập. Cũng may, hôm nay phần đông các vị này đã tạo lại hình ảnh đẹp cho chính mình. Nên, đã có hiện tượng hồi hướng trở về, từ nhiều đồng môn/đồng nghiệp, bên Anh Giáo.
Hiện tượng hồi hướng quay về với chính Đạo, còn là sự kiện nổi bật rất tươi vui. An lành. Đầy cảm kích. Dĩ nhiên, Hội thánh Đạo mình là thánh hội của chung, rất Công giáo. Là của chung, nên có vị vất còn nhiều ưu tư thắc mắc về một tình tiết, nghe chưa hết. Thế nên, đã có vài vị gửi về một vài thắc mắc, rất như sau:
“Giáo Hội rất thánh của ta vừa chào đón một số người anh người chị, từ Anh Giáo nay trở về. Về với Giáo hội mình, tức là: từ nay vị nào có vợ/con rồi, chắc vẫn thế? Vì chuyện này, ý hẳn là Giáo hội ta cũng sẽ điều chỉnh lời thề thanh khiết, cho linh mục sống? Cũng thế, sự kiện này có thể kéo theo sự thể là: vị nào từng rời bỏ chức linh mục về lấy vợ, nay sẽ được phép trở về lại gia nhập nghi thức Anh Giáo trong Đạo mình, tái tạo thiên chức xưa, chứ? Xin cho biết lập trường của Giáo hội, khỏi thắc mắc.”
Cứ đụng chuyện, là bần đạo bạn ta nay không còn ta bà “lang thang chiều chủ nhật nữa. mà, phải vời đến đấng bậc “chiều hôm” phía trời Tây Nam Sydney ra mà trả lời với trả lẽ, cho chính mạch. bản thân người viết những giòng này, không dám thưa dám thốt, chỉ chuyển tải. Chuyển để đấng bậc vị rất “đức thầy” có vài lời giải và giảng, rất phải lẽ, như sau:
“Kể từ ngày Toà thánh Vatican ra thông báo về đoàn nhóm bạn đạo bên Anh giáo được Hội thánh Công giáo tưng bừng chào đón, tham gia cộng đoàn các kẻ tin cùng một Thiên Chúa. Mà, vẫn được duy trì bản sắc riêng của mình. Từ buổi đó, có nhiều câu hỏi được gửi đến với chúng tôi, nhủ rằng: phải chăng như thế có nghĩa là truyền thống giữ mình thanh khiết trong Hội thánh nói chung và trong nghi thức La tinh nói riêng, đã đổi thay?
Trước nhất, những ai thắc mắc, xin hãy nhớ cho rằng, Hội thánh xưa nay vẫn có nhiều linh mục có gia đình, rất từ lâu. Giáo Hội Công Giáo ở Phương Đông hoặc Giáo hội theo nghi thức Maronite, Melkite, Ukrainian, vv… vẫn cho phép các nam nhân có gia đình được thụ phong linh mục. Và nhiều linh mục thuộc nghi thức này đang hoạt động mạnh, ở Úc.
Thêm vào đó, một số các mục tử thuộc nghi thức khác như Chính Thống Giáo và Anh Giáo đã chuyển đổi sang Giáo hội Công giáo, vẫn đang được phép cử hành phụng vụ theo nghi thức tiếng La tinh. Xem như thế, kể từ nay cũng sẽ có các linh mục đã có gia đình thuộc nghi thức Giáo hội Anh, cũng đâu có gì là lạ.
Dù cho có sự hiện diện của các linh mục đã có gia đình, thì qui định của Hội thánh về thể chế khiết tịnh trong bậc linh mục vẫn giữ nguyên. Không thay đổi. Điều này thấy rõ nơi tông thư do Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô thứ XVI Anglicanorum coetibus (AC) đề ngày
Trong khi các giáo sĩ nào vào lúc gia nhập Hội thánh Công giáo lại đã có gia đình rồi, cũng sẽ được Luật Riêng tư này chấp nhận như ứng viên nhận chức thánh trong Giáo hội Công giáo. Nói cách khác, những ai làm linh mục độc thân thì vẫn giữ đời sống độc như trước (x. Tông thư đã dẫn đoạn VI, câu 1).
Ngõ hầu duy trì kỷ luật đối với hàng giáo sĩ ở độc thân trong Giáo hội theo nghi thưc La tinh, thì theo luật định, qui chế Luật buộc Riêng tư chỉ cho phép các nam nhân nào độc thân được gia nhập hàng giáo sĩ , trên căn bản từng vụ việc mà thôi (x. Tông thư đã dẫn đoạn VI, câu 2).
Về đào tạo chủng sinh, các ứng viên nào muốn thụ phong linh mục theo nghi thức Anh đều phải theo cùng một qui chế như các chủng sinh theo nghi thức La tinh, dù các vị này có thể sẽ được đào tạo theo khuôn khổ nghi thức Anh tại các nhà đào tạo của riêng mình (x. Tông thư đd đ VI, c.5)
Việc việc cùng học chung với các chủng sinh theo nghi thức Latinh, có thắc mắc cho rằng e có chuyện xảy ra là các chủng sinh theo nghi thức la tinh, có thể sẽ ao ước được tham gia nghi thức Anh để được thụ phong linh mục được quyền có vợ.
Như đã nói ở trên, chuyện này không thể xảy ra được, là bởi theo luật định, chỉ có nam nhân độc thân mới được tiến cử nhận chức thánh theo nghi thức Anh. Nhưng điều hệ trọng , là: những ai được thanh tẩy theo nghi thức Công giáo sẽ không đủ tiêu chuẩn để trở thành thành viên theo nghi thức Anh, trừ phi những vị này là thành viên của gia đình thuộc nghi thức ấy, mà thôi. Điều này được nói rõ trong Luật Bổ Sung do Thánh Bộ Đức tin đưa ra cùng lúc với Hiến Chương Tông Đồ, và cùng được ký vào ngày 4 tháng 11 năm 2009 (x. đ 10, c. 4)
Hỏi về chuyện các linh mục nào đã rời bỏ Hội thánh Công giáo nay đang công tác như linh mục Anh Giáo có được phép thành linh mục Công giáo theo nghi thức Anh hay không? Điều này đã được nói rõ trong Luật Bổ Sung. Nên, câu trả lời là: KHÔNG.
Về vấn đề này, rõ ràng là các linh mục Công giáo nào đã rời bỏ thiên chức linh mục của mình và đã lập gia đình rồ, sẽ không thể được phép gia nhập nghi thức Anh, rồi công tác như linh mục theo nghi thức ấy được.
Còn nhiều thắc mắc thực tiễn khác vẫn chưa được giải quyết, nhưng cảm tạ ơn Chúa vì Ngài đã ban cho ta sáng kiến mới này. Đây là một ân huệ rất lớn Chúa đem rất nhiều người về hiệp thong chung cùng Hội thánh của Người. x. lm John Flader, The Catholic Weekly
Lang thang chiều chủ nhật, nay ta lang thang cả chuyện Chủ nhật chiều có những vấn đề về linh mục theo nghi thức rất mới, cũng chỉ là chuyện bình thường ở huyện. Chuyện bình thường là chuyện ngày nay, ta có quyền nêu thắc mắc. Và có quyền được giải đáp, theo tính cách rất chính mạch. Nhưng lang thang chiều chủ nhật, giống hôm nay, vẫn là lang thang có chủ đích. Rất tích cực.
Nói cho cùng, có lang thang chiều thứ mấy hay lan man, nhiều tản mạn cũng để nói lên rằng: vẫn có đó tình thương yêu Giáo hội. Thương yêu hội giáo sĩ. Dù giáo sĩ của Hội thánh ta có theo nghi thức nào đi nữa, vẫn thương yêu. Tất cả là yêu thương. Như vị linh mục nọ từng khẳng định rằng:
“An vui là hoa quả của Tình thương.
Hoà bình là sự an lành của Tình thương.
Sự tử tế là hơi ấm của Tình thương.
Tình bạn là san sẻ Tình thương.
Đức kiên nhẫn là sự nối dài của Tình thương.
Tính nhẹ nhàng là sự khiêm hạ của Tình thương.
Lòng tha thứ là sự xót xa của Tình thương.
Lòng Chung thuỷ là tính khả thi của Tình thương.
Sự độ lượng là chiến thắng của Tình thương.” (Karl Rahner)
Lang thang buổi chiều vàng ngày Chủ nhật hay ngày thường, đều rất nên. Miễn là ta cứ lang thang vì tình thương yêu và chăm sóc. Cứ yêu thương cho nhiều. Cứ chăm sóc cho kỹ. Yêu thương mọi người. Chăm sóc mọi thứ. Rồi ra, tất cả cũng sẽ an vui. An với Nước Trời. Vui với Hội thánh. Ở trần gian. Mọi chiều chủ nhật.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn mong an vui
Về với mọi người.
Ở khắp nơi.
(xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com
hoặc: www.tranngocmuoihai.blogspot.com;
hoặc: www.giadinhanphong.blogspot.com
No comments:
Post a Comment