Hương trong gió tràn mênh mang
giây phút như ngừng trôi
tiếng kinh muôn đời..”
(Nhạc: Nguyễn Thiện Tơ/Lời: Phi Tâm Yến – Giáo đường im bóng)
(Mt 5: 44-45)
Cũng vào những đêm ngập tràn ánh sáng tươi vui ấy, nhóm bạn đạo bọn tôi không những cùng thương và nhớ những “hương trong gió tràn mênh mang”, mà còn cùng nhau “Nhớ Bạn Nghèo”. Bạn nghèo đây, là những vị mà bọn tôi chưa một lần những quen và biết. Nhưng vẫn nhớ. Nhớ, vì vẫn hình dung ra được cảnh tình thiếu thốn của các bạn đang rất nghèo. Rất trông ngóng. Đợi chờ mọi người ở đâu đó, để mắt mà ngó mà nhìn. Hầu hy vọng, có được sự giùm giúp. Giùm và giúp, để đời mình bớt điêu linh.
“Nhớ bạn Nghèo”, là nhóm bạn đạo ở
“Nhớ Bạn Nghèo”, là tên quán hẹn nho nhỏ, vẫn có buổi gặp gỡ/họp mặt mỗi Chủ nhật, ngày đầu tháng. Gặp và họp, có bạn bè tham dự chuyện trò ăn uống. Cười vui. Mãi không dứt. Vui, với tình bạn bằng lòng nhiệt huyết. Rất quảng đại. Quyết, thương xót bạn nghèo, ở quê nhà. Quyết, bỏ công bỏ sức, bỏ cả thì giờ/tiền bạc, để tổ chức bữa ăn phục vụ khách, lấy tiền giúp các bạn còn nghèo. Để, mọi người vui.
Vui “Nhớ Bạn Nghèo”, nhóm đạo hữu
“Thánh giá xa vời lắm, với chuông chiều ngân,
Hồn thánh thót mưa dầm, buồn tới âm thầm.” (Thiên Tơ/Tâm Yến – bđd)
Nhóm “Nhớ Bạn nghèo” ở
“Tiếng Amen đều âm u
Hoà theo gió vàng đêm thu
làm xao xuyến tâm hồn quá
Thời khắc, mơ!” (Thiện Tơ/Tâm Yến – bđd)
Vâng. Một khi đã kịp đến với nhóm “ Nhớ Bạn nghèo“ rồi, bạn sẽ bảo: “Thời khắc mơ” hôm nay,
là mơ về tình thân thương mà nhóm bạn đạo bọn tôi đến với nhau. Có tình thương. Nụ cười. Lòng đại độ. Nhớ Bạn nghèo, bạn đạo bọn tôi vẫn bảo nhau nên nhớ “Thời khắc mơ”, một thời có hồng ân chân chất, để cảm ơn Thương Đế đã phú ban nhiều quà tặng. Quà, qui tụ tình tự chân chất. Thành thật. Đầy xác tín.
“Thời khắc mơ” hôm nay và mai ngày, là thời của bạn Đạo và người đời, luôn tin vào tình Chúa rất Thánh và rất Linh, vẫn san sẻ với người anh/người chị. Ở khắp nơi. Khung trời có lời kinh đêm, rất cung kính. Xác thực. Nhiệt nồng. Lời kinh đêm hôm nay, lại là lời xác tín của đấng bậc nhà đạo nổi danh về thần học hôm nào, nay bị tai tiếng. Hiểu lầm. Xa cách. Là, đức thày tên tuổi Karl Rahner rất tin và rất tưởng, như bao giờ. Thời khắc mơ, đẹp như bài thơ, ở bên dưới:
“Tôi vẫn tin, sức mạnh Ngài sẽ xoá bỏ mọi thành kiến, của riêng tôi.
Tôi xác tín, Ngài sẽ ra tay hoán cải tật bệnh, tôi vẫn có.
Tôi thâm tín, Ngài đánh gục bản chất lạnh lùng khiến dửng dưng.
Tôi tuyên xưng, niềm tin Ngài gợi hứng cho tôi, niềm thương xót.
Vẫn trung kiên, với niềm tin Ngài gửi để cảnh giác, về sự ác.
Vẫn xác nhận, về niềm tin Ngài ban phát tôi nhớ, mà làm tốt.
Luôn tuyên tín, Ngài sẽ phá bỏ mọi nỗi buồn, như mưa dầm.
Luôn khẩn nài, Ngài ban phát cho tôi sự trân quý, Lời của Chúa.
Vẫn tin rằng, Ngài sẽ giũ bỏ nơi tôi cảm giác tự ti, vốn rất tồi.
Vẫn vững lòng, Ngài sẽ bổ sức cho tôi niềm phấn phấn, đầy sức sống.
Vẫn cứ tin, Ngài gửi đến với tôi người anh người chị, vẫn đỡ đần.
Vẫn cứ nhớ, Ngài thấm nhập toàn bộ người tôi, để luôn sống.” (Lm Karl Rahner)
“Thời khắc mơ”, là thời để người người vẫn nhung nhớ Lời Vàng thuở trước, có ý thơ:
“Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi,
thì anh em có làm điều gì lạ thường đâu?
Há người ngoại cũng chẳng làm thế sao?
Vậy anh em hãy nên hoàn thiện,
như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.”
(Mt 5: 47-48)
“Thời khắc mơ”, không chỉ là thời để nhung và nhớ Lời Vàng của Chúa, mà còn là thời để làm thân làm thiện, với nhau. Với cả người tốt/xấu, như truyện kể xứ người trời Tây đâu đó, như sau:
“Vị mục tử rất năng nổ thuộc họ lẻ, hôm ấy vẫn thấy lẩn vẩn trong đầu một suy tư không nhỏ, về tình hình tài chánh giáo xứ. Đức thày bèn cầm nhạc bản khá quen đem trao cho nhạc công trẻ tuổi ngồi bên chiếc phong cầm, với lời dặn khe khẽ:
-Đây, bản nhạc rất quen anh chơi giùm vào lúc tôi nhìn về phía anh và nháy mắt!
-Dạ vâng. Xin tuân lệnh.
Sau bài Tin Mừng vừa đọc, vị mục tử bèn lựa lời phân trần với giáo dân như sau:
-Anh chị em thân mến. Chúng ta vừa nghe đoạn Tin Mừng Chúa nói “Hãy nên hoàn thiện, như Cha trên trời, là Đấng hoàn thiện!” Hôm nay, để anh chị em có dịp mà sống cung cách hoàn toàn thánh thiện, tôi đang có một ưu tư nhỏ, vốn dĩ liên quan đến tình hình của giáo xứ mình, về tài chánh, đó là: hiện nay, mái ngói nhà thờ bị dột nát, tượng các thánh bị phai mầu, gãy mẻ, biên lai tiền điện/nước hiện giáo xứ thiếu hụt những 4 ngàn đô. Nay, xin bày tỏ cùng anh chị em như thế này: bình thường ra, anh chị em chỉ bỏ tiền nhà thờ nhà xứ có năm, mười đô khiêm tốn cũng rất thánh, nhưng nay tôi đề nghị ta tăng số tiến ấy lên chút đỉnh bằng tờ giấy 50 hoặc một trăm, cho xôm tụ. Chúa sẽ trả công bội hậu cho anh chị em. Vậy, anh chị em nào hăng say tình nguyện làm như thế, xin đứng lên cho mọi người được thấy khuôn mặt “hoàn thiện”, lành thánh không?
Ngay lúc ấy, vị mục tử nhìn về phía người chơi phong cầm, trong phút chốc bản “quốc ca” quen thuộc được trổi lên, rất hùng hồn. Lớn tiếng. Nghe thế, tất cả mọi người đều cùng đứng…. Nhưng chẳng thấy ma nào rút bóp rút ví, thì làm sao có tiền chẵn?”
Mọi người bất chợt cùng đứng, và cùng hân hoan với bài quốc ca rất hoành tráng. Nhưng, quả thật chữ “nhưng” đây mới bất toàn làm sao. Nhưng, nghĩa là có bày tỏ được sự hoàn thiện trong lối sống hay không, đó mới là chuyện khác. Hoàn thiện trong lối sống “thời khắc mơ”, là cảm thông với người nhà Đạo, ở đời. Cảm và thông, cả về tình hình đi Đạo và giữ Đạo, trong năm tháng.
Thông và cảm, cả vào lúc có thắc mắc, cùng hỏi han câu hóc búa, khó trả lời. Câu trả lời “thời khắc mơ”, cũng là cảm thông với những gì các đức thày giảng và sống. Giảng, về khuôn phép, của nhà Đạo. Sống, như bậc chân tu, vào mọi lúc. Nhất là vào lúc, có những thắc mắc/hỏi han, ở đâu đó. Như hiện thời:
“Tôi có thắc mắc nhỏ xin hỏi, là: sao ta vẫn tự hào với lối sống hoàn thiện trong Đạo, nhưng đọc Kinh Thánh, tôi lại thấy có những tập tục rất ư là khó nói. Theo tôi, tập tục ấy là thành phần trong luật của người Do Thái ghi trong Cựu Ước, nhiều khi thiếu đạo đức. nghe rất ngại. Chẳng hạn như: chuyện Giavê Thiên Chúa xem ra tha thứ cả những hành động hoặc thói quen không tốt lành như đa thê, lăng loàn, vv.. Ngài trừng phạt giết chết cả một xã phường thành phố, chỉ vì tội lỗi của một nhóm người. Như thế, làm sao ta minh chứng? (Người hỏi không ký tên)
Sống thông cảm và hoàn thiện “thời khắc mơ”, là cuộc sống có cả các đức thày rất cảm thông với ưu tư/thắc mắc của nhiều người. Nên bậc thầy đức độ, chẳng quản ngại ban bố câu trả lời, rất như sau:
“Một nguyên tắc nền tảng, mà bà con mình nên để trong đầu, là: Thiên Chúa mặc khải Sự Thật về Ngài, theo cung cách tiệm tiến. Rất từ từ. Có nghĩa là, Ngài luôn quan tâm đến yếu tố thời gian, tức đúng thời đúng buổi, để dân con của Ngài có thể thực hiện Lời Dạy đó trong đời sống.
Vì thế nên, ta thấy luật phép/luân lý do Đức Giêsu rao giảng, không hoàn toàn tán dương lề luật căn bản mà Chúa phú ban cho dân Ngài ngang qua Môsê, cả 1200 năm trước đó. Ta thấy rõ điều này trong Bài Giảng Trên Núi, tức những điều Chúa dặn người nghe hãy suy nghĩ cho kỹ về những gì Luật Xưa nhắc đến. Và khi ấy, Chúa ban cho họ luật phép của chính Ngài. Luật của ngài mang tính cách tích cực và đòi hỏi nhiều hơn nữa. (x. Mt
Luật pháp và phép sống Chúa ban, đòi hỏi nhiều hơn, là vì chúng dân Do thái mất nhiều thời gian để kinh qua chuỗi ngày nhận lệnh của tổ phụ Môsê hầu am hiểu hơn về mối tương quan giữa họ và Giavê Thiên Chúa. Họ mất rất nhiều thời gian mới hiểu được đời sống có luân lý, cho chính mình. Đặc biệt hơn, Luật Mới của Chúa đem đến cho mọi người các ơn lành bí tích rất nhiệm mầu, hầu giúp họ kiện toàn lề luật, mà tuân giữ.
Đồng thời, ta cũng nên nhớ rằng Luật Xưa do Môsê đưa ra, cũng na ná giống rất nhiều tập tục luân lý/đạo đức của các dân tộc sống chung quanh, vào thời đó.
Về khía cạnh đặc biệt của Luật Xưa, một nguyên tắc xem ra có hơi khe khắt, đó là sự trừng phạt sẽ được áp dụng, nếu như ta tạo thương tích cho người khác. Lề luật Chúa có ghi rõ nơi sách Xuất hành: ”Nếu có gây tổn thương, thì ngươi phải lấy mạng đền mạng,24 mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân,25 vết bỏng đền vết bỏng, vết thương đền vết thương, vết bầm đền vết bầm.” (Xh 21: 24-25)
Nguyên tắc quân bằng giữa trừng phạt và tội ác thật ra là sự trừng phạt còn nặng nề hơn được các dân tộc ở Trung Đông sử dụng vào thời của Môsê nữa. Các dân tộc lúc ấy bị lôi cuốn vào tinh thần phấn kích quyết phục thù trong mọi trường hợp, vì thế nên, họ thường trả đũa bằng các trừng phạt nghiêm trọng hơn lỗi phạm ngay tận gốc. Làm như thế, để nguyên tắc quân bằng trong lề luật của Môsê mang tính cách nhân đạo hơn.
Ở bài Giảng Trên Núi, Đức Giêsu phẩm bình về lề luật “mắt thế mắt/răng thế răng” và Ngài hối thúc dân con nghe Ngài dạy, hãy đi xa hơn thế nữa, bằng cách đưa má cho người ta vả (x. Mt
Một ví dụ khác chứng tỏ tập tục dã man phi luân lý thấy rõ lòng ước muốn gây tai hại cho những ai thù ghét Chúa hoặc xúc phạm đến dân con của Người. x. Tv 35: , 55: 15, 83: 9-18). Thái độ như thế vẫn xa vời cách chia tình thương và lòng thứ tha mà Chúa rao truyền, phải được coi như lòng ao ước muốn Thiên Chúa đầy lòng chính trực sẽ phải trừng phạt kẻ tội lỗi. Trừng phạt mà họ mong muốn, thông thường là những sự dữ/ác độc, không hẳn là sự độc ác linh thiêng về xử phạt vào đời sau.
Việc cho phép ly dị có điều kiện nghiêm nhặt là một ví dụ khác về luật luân lý không phù hợp với lời dạy của Đức Giêu (x. Mt 19: 3-9). Nhưng, ở đây nữa, luật này cũng dọi lại tính vô luân của các dân tộc sống ở vùng phụ cận, miền Trung Đông. Luật Môsê, thay vì cho phép mọi người được ly dị, lại chỉnh sửa việc áp dụng lề luật ấy. Tức là, muốn đi đến ly dị, cần phải trưng dẫn lý do thích đáng như ngoại tình, cần có giấy ly thân do cơ quan có thẩm quyền cấp phát. Tệ hơn nữa, người chồng một khi đã ly dị vợ, sẽ chẳng bao giờ chịu để cho người đàn bà ấy trở về làm vợ mình nữa. Do đó, anh ta buộc lòng phải cân nhắc/đắn đo, trước khi quyết định tiến tới ly dị vợ mình (x.ĐNL 24: 1-4). Đạo luật như thế là để bảo vệ thế đứng của người nữ, vào thời ấy.
Về tục lệ đa thê, lề luật Môsê không cho phép cũng chẳng cấm đoán chuyện này. Nhưng, theo cách nào đó, hạn chế chuyện ấy rất nhiều. Nếu ta so với tục đa thê ê hề ở các dân tộc sống chung quanh. Ví dụ, vua chúa thời ấy đều bị cấm chuyện “năm thê mười thiếp, kiếm cho mình (x. ĐNL 17; 17). Và, các thượng tế cũng chỉ lấy có một vợ mà thôi (Lv
Trong nhiều trường hợp, Thiên Chúa cũng miễn trừ cho dân người nhiều thứ luật có liên quan đến lề luật tự nhiên như Người vẫn làm ở đây, có thể do xã hội thời đó cần nhiều con cháu để nối dõi tông đường, và gia tăng dân của Người. Khi hạn chế chuyện đa thê, Luật Xưa vẫn từ từ chuẩn bị chấp nhận chuyện một vợ một chồng do Đức Giêsu truyền dạy.
Còn về chuyện phá huỷ toàn bộ thị thành có dân con sống trong đó như được kể trong sách Dân số đoạn 21: 2-3, Đệ Nhị Luật 7: 1-5) có thể nên coi như cung cách Giavê Thiên Chúa giáng phạt dân tộc ngoại bang vì các lỗi lầm họ mắc phải. Cũng như, để tránh cho dân Do thái bị lây truyền căn tính thích thờ ngẫu thần, cũng như thực hành các tập tục phi luân lý, khác.” (x. Lm John Flader, The Catholic Weekly
Nói cho cùng, thì tập “khó nói” hoặc rất lạ kỳ ở xứ miền thiếu nhiều văn mình thời xưa cũ ấy, cũng chỉ là biểu tượng/biểu trưng để nói lên ý định của Thiên Chúa, với con dân của mình. Giả như người đặt câu thắc mắc ở trên có con có cháu đầy đàn, chắc hẳn cũng muôn cho con cháu mình sẽ không sầu buồn, hát lời ca đầy ai oán, ở câu kết:
“Tôi tiếc thương thời tươi sáng trôi cùng năm tháng.
Trí óc âm thầm nhớ mắt nàng huyền mơ.” (Nguyễn Thiện Tơ – bđd)
Mắt nàng huyền mơ hay bàng hoàng ở đâu đó, chắc vẫn là mắt, là hồn linh thiêng của hội (rất) thánh, sống mọi thời. Chí ít, là thời buổi có những tháng những ngày người thường ở huyện dân gian vẫn cứ tìm thần với tượng, ở “giáo đường im bóng”, hằng trông ngóng. Trông và ngóng, hạnh phúc miên triền. Ngóng và trông, nỗi niềm bình an, Chúa hứa ban cho người người. Ở mọi nơi.
Trần Ngọc Mười Hai
vẫn nhớ và vẫn tìm
những giáo đường còn im bóng
để lặng câm
mà nguyện cầu.
(xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com
hoặc: www.tranngocmuoihai.blogspot.com;
hoặc: www.giadinhanphong.blogspot.com
No comments:
Post a Comment