Đường về không lối, Giòng đời trôi đã về chiều
Mà lòng mến còn nhiều, đập gương xưa tìm bóng..”
(Đoàn Chuẩn – Từ Linh – Gửi gió cho mây ngàn bay)
(1Cr
Nhưng thôi tiếc mà chi! Phải chăng, đây là tâm trạng của những nuối, và rất tiếc? Nuối tiếc, của các tay lờ mờ, quờ quạng như bần đạo? Tiếc làm chi, là có tiếc cho lắm cũng chẳng làm được gì. Được bao nhiêu. Nhưng, vẫn cứ tiếc. Tiếc rất nhiều. Tiếc một thời. Không chừng, là thời vàng son, của kiếp người. Tiếc, không chỉ vì thời gian, quá ngắn ngủi, để mà sống. Tiếc, là tiếc cả về không gian, chưa kịp sống. Tiếc, vì chẳng sống được nhiều. Sống lai rai. Dài dài. Thoải mái. Không gian xưa nay ta nuối tiếc, chừng như vẫn im ắng. Nay vắng lặng. Mất niềm vui. Thiếu tình người. Thiếu vắng cả nụ cười chân chất. Rất khôn nguôi.
Tiếc, là như câu chuyện rất ngắn ngủi , của người dân thường ở huyện, như bên dưới:
“Có cô gái còn rất trẻ. Nội làn da thôi, nhìn thấy nõn nà. Trắng trẻo. Như lâu ngày, chưa bắt nắng. Đứng giữa thành phố đông người, cô cứ vẫy vẫy như muốn gọi một đôi người. Có chiếc “honda ôm” từ đâu đến, vội trờ tới đưa ngay một câu hỏi:
-Honda ôm không cô, hay chỉ muốn du ngoạn một vòng xích lô đạp, cho bõ nhớ?
-Khoan để tôi ngắm thành phố, cho nó đã! Chà! Mới mười năm thôi, đổi thay dữ. Bởi thế nên, đây rất nhớ!
Tưởng gặp Việt kiều thứ bở, với nỗi nhớ quê hương đầy nuối tiếc, tài xế xe ôm vội hỏi:
-Vậy xin hỏi, cô như ở nước nào, vừa mới về?
-Có bao giờ xuất ngoại đâu, mà tiếc với nhớ. Mới tù ra có vài giờ, thôi đó cha…”
Ở tù ra. Nước ngoài về. Hay, chẳng đi đâu, nhưng vẫn nhớ. Và tiếc, như ca từ người nghệ sĩ:
“Nhưng thôi tiếc mà chi”
Chim rồi bay, anh rồi đi
Đường trần, quên lối cũ
Người đời, xa cách mãi
Tình trần khôn hàn gắn, thương lòng.” (Đoàn Chuẩn Từ Linh – bđd)
Tình trần khôn hàn gắn, bởi vì người đời cứ mải khơi gợi vết thương lòng. Khơi và gợi, bằng ngăn cách. Thắc mắc. Đố kỵ. Những đố và kỵ, cả với các điều lâu này trở thành qui tắc rất chính chuyên. Cổ điển. Những luật thành văn. Không chữ viết.
Thắc mắc, ở thể hỏi rất lan man, gửi đến với đấng bậc, vào nhiều lúc, như sau:
“Theo dõi truyền thông với báo/đài, dạo gần đây tôi thấy nhiều người cứ bàn ra tán vào rất nhiều điều liên quan đến các thắc mắc cũng như mong muốn được giới lãnh đạo trong giáo quyền, cởi mở hơn. Cấp tiến hơn. Chí ít, là về địa hạt nào có liên quan đến đời sống tính dục của dân gian/người thường, như: đạo đức chức năng, tính dục với dục tình, ngừa chống thụ thai, đồng tính luyến ái, vv. và vv.. Nay, xin linh mục cho biết, với tư cách lãnh đạo một tôn giáo ở thế mạnh, Đức Giáo Hoàng mình có quyền chuyển đổi lập trường và giáo huấn của Hội thánh, hay là điều đó đã mang tính bất biến, mãi ngàn sau? Đây không có ý nói đến các chú giải thần học hoặc/và phương cách trình bày các giáo huấn ấy theo kiểu mới như để tạo luồng sáng mới trên những gì được cắt nghĩa tại sao các việc như thế lại mang tính báng bổ, huỷ hoại, mà chỉ muốn hỏi xem có trường hợp nào đó khả dĩ đảo ngược các giáo huấn Hội thánh đã ban hành?
Phải công nhận, điều mà bàn dân hôm nay thắc mắc, được rào trước đón sau rất kỹ lưỡng, muốn trực chỉ quyền uy của Giáo hoàng, mà thôi. Hỏi ai không hỏi, cứ hỏi đấng bậc vị vọng rất “trong nguồn”, thì đương nhiên lời đáp có thể đoán trước, rất chính qui. Bởi, còn ai chính qui bằng đấng bậc vị vọng vốn xuất thân trường phái Opus Dei, rất Harvard như linh mục thuộc giống giòng hào kiệt, rất Flader. Thôi thì, mời bạn và cũng mời tôi, ta nghe thử lời đáp từ đấng bậc Lm John Flader, sau đây:
“Theo thiển ý, những điều bạn đưa ra trong mục hỏi/đáp hôm nay, xuất từ nguồn lực rất mạnh nhiều tính truyền thông hơn là bên trong Hội thánh Chúa. Ít nhất, về khiá cạnh giáo huấn Hội thánh trong địa hạt đạo đức, tính dục. Phần đông người Công giáo chúng ta đều biết rõ giáo huấn nền tảng về đạo đức tính dục không thể thay đổi một sớm một chiều được, là bởi dựa trên nền tảng của luật tự nhiên. Trên phẩm cách/giá trị của con người, cũng như mục đích của các hành vi dục tính. Hãy nhìn vào một số trích dẫn từ Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, đủ để làm sáng tỏ, cho vấn đề.
Về ngừa/chống thụ thai, ai cũng rõ: mục đích của hành vi dục tính, Chúa tặng ban, là để lan truyền sự sống ngang qua hành động đầytính thương yêu. Và khi đã sử dụng biện pháp ngừa chống thụ thai, thì mục tiêu này đã tự héo mòn và biến mất. Hết trật tự. Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, thông điệp “Sự Sống Con Người” (Humanae Vitae) nói rất rõ:
“Mỗi hành vị, dù là thực hiện động tác yêu đương trước ngày cưới, hoặc với mục tiêu đạt thành tựu, hoặc để khai phá hệ quả tự nhiên, có đề xuất, dù dùng nó như mục đích hay chỉ là phương tiện, ngõ hầu biến cho việc ‘đồng công kiến tạo loài người’, tự nó đã là ác thần/sự dữ.” (Thông điều Humanae Vitae 14; Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo #2370)
Và nếu, điều gì được coi như, tự bản chất, mang tính sự dữ/ác thần, mãn đời nó sẽ luôn là ác thần/sự dữ. Chính vì thế, việc cầm đoán không được phép ngừa chống thụ thai, là điều không đổi thay.
Người người thừa biết, ngừa chống thụ thai, là hành vi chấm dứt sự sống của thai nhi, và làm như thế tức vi phạm quyền căn bản làm người tức được quyền sống như mọi người. Sự sống này khởi sự vào lúc thụ thai. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo từng nói rõ:
“Ngay từ thế kỷ đầu, Hội thánh từng khẳng định tính phi đạo đức, rất ác thần đối với bất cứ hành vi chống phá thụ thai. Giáo huấn này, chưa từng đổi thay; và sẽ không bao giờ thay đổi.” GLHTCG #2271)
Về hành động dục tính trước ngày cưới, rõ ràng là: hành động này có nghĩa là: chỉ được phép sử dụng trong hôn nhân mà thôi. Bởi, hôn nhân là nhiệm tích diễn tả tình yêu thương đích thực, có quyết tâm. Và, hành động yêu đương ấy đưa đến kết quả tạo nên con cái, để chúng lớn lên trong bối cảnh tự nhiên, của gia đình. Chính vì lý do này, mà Hội thánh, cùng với thánh Phaolô tông đồ (trong thư 1Cr
“Thông dâm là hành động giao phối đầy tính xác thịt giữa người nam và người nữ không cưới hỏi. Việc này hoàn toàn đi ngược lại nền đạo lý và phẩm cách con người, đối nghịch lại tính dục tự nhiên đầy ý nghĩa tốt đẹp của phàm nhân, tức việc làm hoàn toàn hợp theo trật tự thiên nhiên đưọc tạo dựng vì lợi ích của hai người phối ngẫu dẫn đến việc sản sinh và giáo dục con cái.” (GLHTCG #2353).
Năm 1998, nơi phần bình phẩm về bức Tông thư Ad tuendam fidem của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, vào thời đó, Đức Hồng y Ratzinger, Bộ Trưởng thánh Bộ Truyền Giáo, đã lồng vào trong đó lời lên án rất nặng của Hội thánh đối với hành động thông dâm. Trong số các tín điều được Hội thánh giáo huấn, thì các giáo lý này mang tính dứt khoát, không đổi thay.
Nhằm tuân thủ những gì được ghi trong Kinh Sách, cả Cựu Uớc lẫn Tân Ước (x. Kn 19: 1-20; 1Cr
“ Dựa vào nền tảng của Kinh thánh, là Sách luôn coi hành vị tính dục giữa người đồng tính luyến ái như hành động đồi bại, truyền thống Hội thánh lâu nay vẫn tuyên tín rằng: ‘hành động ăn nằm thể xác của người đồng phái tính, tự bản chất, là hành động đồi bại, truỵ lạc.”
Hành động như thế, hoàn toàn phản nghịch luật tự nhiên. Ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng thế, hành động này không thể chấp thuận được.”(GLHTCG #2357)
Xem như thế, người Công Giáo chúng ta đều nắm chắc điều này: từ nay cho đến mai hậu, sẽ chẳng có Đức Giáo Hoàng nào, lại sẽ thay đổi các giáo huấn của Hội thánh. Chí ít, là những điều vừa nói, ở trên.” (Xem John Flader, Question Time, Connor Court Publishing 2008, tr. 36-38)
Trích dẫn những điều mà người nghệ sĩ khi xưa vẫn hát:
“Gửi gió cho mây ngàn bay
gửi bướm đa tình về hoa
gửi thêm ánh trăng màu xanh lá thư
về đây với thu trần gian.” (Đoàn Chuẩn-Từ Linh – bđd)
Không phải để gửi gió với mây mưa, qua thừ từ nhiều lá, có ánh trăng, có bướm hoa đa tình, ngày thu ở trần gian, với nhân trần. Trích và dẫn những điều như thế, chỉ để nhắc lại điều mà Phaolô thánh nhân, xưa đã nói:
“Anh em hãy tránh xa tội gian dâm.
Mọi tội người ta phạm đều ở ngoài thân xác mình,
còn kẻ gian dâm
thì phạm đến chính thân xác mình.”
(1Cr
hoặc:
“Chuyện gian dâm,
mọi thứ ô uế hay tham lam,
thì dù nói đến,
anh em cũng phải tránh,
như thế mới xứng đáng
là những người trong dân thánh.”
(Êp 5: 3)
Những nói và hát nhiều về “Gửi gió cho mây ngàn bay”, hoặc nói đến “gửi thêm ánh trăng, mầu xanh lá thư…” mà chỉ nói đến những cấm và đoán, thì cũng thiếu xót nhiều, tính tích cực. Bởi thế nên, cũng là điều hay ho, tích cực nếu người người mời bạn và mời tôi, ta đọc câu truyện kể đầy hồn nhiên thơ ấu, ở bên dưới, chắc sẽ vui hơn. Truyện kể rằng:
“Bé Thiên An chỉ muốn được một lần giáp mặt cùng Đức Chúa, vẫn thấy lâu. Bé hiểu rằng, từ nay đến ngày gặp Chúa chắc cũng phải mất một quãng đường dài, suốt cuộc đời. Thế nên, trên đường tan học về, bé quyết định ghé công viên.
Hôm nay, trong cặp của bé, có cả bánh qui, vài hộp nước ngọt. Ở đây, bé gặp ngay cụ già, ngồi nhàn tản trên ghế đá công viên, ở gần bên. Cụ đang làm công việc rất nhan hạ, là: thảy bắp rang cho đàn chim ngói, chưa biết nói. Bé An dự định mở cặp sách ra ăn, chưa kịp uống, đa nghĩ đến cụ già, chắc cụ ta bụng đói lả hơn mình nhiều? Bé bèn đến gần cầm mẩu bánh qui nhỏ đem tặng cụ. Cụ già đưa tay nhận bánh, bằng một cử chỉ chầm chậm, đầy biết ơn. Cụ mỉm nụ cười nhẹ, tặng cho bé. Nụ cười của cụ, sao nhè nhẹ, rất thân thương êm đẹp làm bé chỉ muốn nhận lại, thêm lần nữa. Bé đánh liều lấy chai nước ngọt đem ra biếu cụ, hầu giải khát. Một lần nữa, cụ già chào đón bé bằng nụ cười mỉm trông nhè nhẹ, cảm ơn bé. Bé An thích quá, cứ muốn cảnh trí tuyệt đẹp cứ tái diễn, kéo dài. Khiến cả hai, một già một trẻ ngang nhau, ngồi suốt. Cứ thế trao nhau, những nụ cười hồn nhiên,khó kiếm. Đôi bên chỉ cười nụ, chẳng nói đến một câu.
Trời tối dần, bé Thiên An chợt nhận ra là trời tối chắc mẹ ngóng chờ dữ lắm , bèn sửa soạn cất bước ra về. Truớc khi đi, bé quay lại nhìn cụ già, rồi chạy đến ôm chầm lấy cụ, tặng nụ hôn. Nhè nhẹ. Êm ái. Rất thân thương. Cụ già liền hồi đáp, tặng lại bé một nụ cười khả ái, chưa từng thấy.
Vừa về nhà, mẹ hiền của Thiên An đã nhận ra dấu hiệu lạ, trên đôi má núm đồng tiền của con thân yêu, bèn gạn hỏi:
-Hôm nay ra trường con gặp chuyện lạ hay sao, mà vui thế?
-Mẹ à, hôm nay con được ăn trưa với Chúa… Mẹ biết không? Xưa nay, con chưa thấy một ai lại có nụ cười vừa đẹp, vừa hồn nhiên, như cụ ông đó.
Cùng lúc ấy, cụ ông cao niên cũng tung tăng niềm hưng phấn, đã trở về gặp người cháu nội đứng ở cửa, kịp nghe hỏi:
-Hôm nay, nội gặp chuyện gì mà vui thế?
-Chuyện này vui lắm! Nội vừa được Chúa Hài Đồng tặng cho nội mấy mẩu bánh, ở công viên…. Con biết không? Chúa Hài Đồng mà nội gặp, cũng nhỏ nhắn xinh xinh, tựa như con. Chưa bao giờ, nội lại thấy bình an, sung sướng thế….”
Truyện kể hôm nay, xem ra rất nhẹ. Đầy cổ tích. Truyện kể trên, sẽ mất đi nhiều ý nghĩa, nếu không kèm lời bàn của chuyên gia trong ngành kể, như sau: Lắm lúc, ta thường đánh giá thấp sức mạnh của một gặp gỡ, rất thanh tao. Nhè nhẹ. Thoát tục. Ở nơi đó, có những nụ cười hồn nhiên, của trẻ bé. Hay chỉ là, một dáng điệu thân thương, mềm mại. Ưu ái. Lại có khi, chỉ một lời nói suông. Hoặc, đôi tai bé bỏng, đang nghe ngóng. Cũng có thể, là: lời cung chúc. Hỏi han. Vấn ý. Hoặc giả, chỉ là: đôi tay mượt mà, đầy săn sóc. Cũng đã biến đổi được cả bầu trời. Đầy sóng gió.
Trời sóng gió, ấy chính là: cuộc đời ngắn ngủi. Rất nhiêu khê. Hệ luỵ. Đời rất ngắn, mà sao con người vẫn cứ ganh đua, rồi đố kỵ. Những mải đua ganh và giành giựt, nên người người mới để luột mất đi, nụ cười hiền. Nhè nhẹ. Dễ thương. Trẻ bé. Chúa hài đồng. Mà, cụ ông cao niên nay nhận lãnh. Rất bất chợt.
Nghĩ cho cùng, đời người có quá nhiều dịp Chúa Hài Đồng lướt vượt đi nhanh vào lòng người, để mỉm cười. Nhưng người người, xem ra vẫn chưa sẵn sàng để nhận lãnh. Vẫn mải cạnh tranh. Đua ganh. Bận rộn. Đố kỵ. Nên, “thấy hối tiếc nhiều”. Rồi, “đường đời không lối”. Và, “tình trường thôi hàn gắn, thương lòng…”
Cứ để sang một bên, mọi hệ luỵ của đời người, tự khắc sẽ như bé Thiên An, và cụ già cao niên ở trên, bất chợt gặp được Đức Chúa của bình an. Mỉm cười. Trong trắng.
Trần Ngọc Mười Hai
Rất nhiều lần,
những muốn đời hồn nhiên,
của bé em.
No comments:
Post a Comment