Saturday, 18 April 2020
Em nhung với gấm về từ xa xăm
Chuyện phiếm CN 2 Phục Sinh năm A
Làm đẹp nhân gian, nên vườn tôi còn xanh mãi.”
(Anh Việt Thu – Từ Một Giấc Mơ)
(2Cr 4: 10-11)
Ơ kìa! Em là ai mà
ghê gớm đến độ người ca sĩ lại hát như thế? Thật ra thì Em chẳng ghê gớm thế
đâu. Nhưng, đó chỉ là “Giấc mơ” của tác giả bài hát những muốn “vượt qua” tình
huống hiện-tại để đạt một điểm tới sáng sủa hơn. Chả thế mà, ông lại đã viết
tiếp những lời như sau:
“Tôi ôm
phiến đá ngồi chờ trăm năm.
Ngày ngày
khắc dấu thành từng câu ca.
Trên đồi
son tình tôi đã già.
Tôi mơ
thấy dáng người về trong tranh.
Huyền
hoặc mong manh, hương từ hoa là hơi thở.
Yêu em đã
hoá thành tù chung thân.
Từng
chiều vui chân đợi chờ không lâu.
Tôi và em
tình yêu bắt đầu.”
(Anh Việt Thu – bđd)
Vâng. Vì yêu Em quá,
nên hôm nay tác giả lại đã hóa thành người “Tù
chung thân” của kiếp người đọa đày đã “Từ
Một Giấc Mơ” thấy được nơi “Tôi và Em,
Tình Yêu (đã) Bắt Đầu”.
Vâng. Nghệ sĩ nhà ta,
hôm nay đã “ôm phiến đá ngồi chờ trăm
năm” chỉ vì ông những muốn giống người đi Đạo xưa nay chỉ mong “vượt qua” những
tình huống tương-tự, để rồi sẽ về với “cõi tiên” trong đó có Chúa Tình Yêu đang
ngóng chờ.
Vâng. Đức Chúa Tình
Yêu đang trải lòng Ngài ở khắp nơi, từ nhà Đạo Nước Trời ngang qua chốn nhân
gian trần thế như trình-thuật ngày lễ hội Vượt Qua vừa diễn-tả hôm rồi ở nhà
Đạo. Trình thuật ấy, được đấng bậc thày dạy ở trường Dòng từng ghi chép, như
sau:
“Trình thuật hợi lễ Vượt Qua lâu
nay đưa dẫn người nghe đi vào truyện kể rất thương tâm và kết cục bằng nỗi chết
nhục trên thập tự nên bao giờ cũng có trình và có thuật về những sự kiện lớn
xảy đến với Chúa.
Sự kiện
lớn, là sự việc Chúa vượt qua nỗi chết rất hoàn tất để rồi Ngài sẽ trở về với
Sống Lại vinh quang, rộn rã.
Vượt Qua,
là lễ hội đình đám có tới 400,000 người đến từ miền Đông đất nước, vượt qua
thung lũng khô cằn, tay họ cầm cành lá vừa đi vừa múa hát để còn nhớ lại biến
cố gian khổ ở sa mạc. Vượt, để rồi sẽ qua một khổ nhục cũng rất “người”, hầu
khắc phục và đến với vinh quang toàn thắng bằng lễ hội, rất Giêrusalem.
Lễ hội
Vượt Qua kéo dài những hai tuần lễ với các nghi thức uy nghiêm, khởi sắc mà đón
chào Đức Chúa quang lâm, hiển thánh.
Dự lễ
Vượt Qua, người người đều hiểu Đức Giêsu đem đến cho họ Vương Quốc Nước Trời,
có muôn người. Vương Quốc của Ngài, khác mọi vương quốc ở trần gian, hơn cả
vương triều Hêrôđê, Xêda hay tất cả vua quan/lãnh chúa, rất độc đoán. Vương
Quốc Ngài đem đến, là lời hứa đưa họ thoát khỏi xiềng xích nô lệ, khó nghèo,
tật bệnh, tức trái nghịch với mọi vương quốc chốn gian trần.
Vương
Quốc Nước Trời, là “Lời” quyền phép, có sức thuyết phục người La Mã phải lắng
tai nghe. Họ vốn nghĩ, chỉ có vương quốc của họ với 25 đạo quân hùng dũng mới
là vương quốc thực thụ. Để rồi, khi nghe Chúa nói về Vương Quốc Nước trời, mọi
người mới vỡ lẽ ra là quyền bính ở dưới thế, chỉ là phó bản của hệ thống tham
tàn, độc ác, nhiều chết chóc.
Đại diện
cho hệ thống này, xuất phát từ trời Tây rất lẫy lừng, theo sau là đám công hầu
khanh tướng rất kênh kiệu, ngạo mạn đầy quyền thế. Tên của họ là những Cai-Pha,
Philatô hoặc gì gì đi nữa được nhấc nâng để bách hại đám dân hiền phải đóng
thuế cho ngoại bang, rất La Mã.
Hệ thống
vương quyền tạm bợ chỉ muốn tìm chứng cứ để thuyết phục kẻ nắm quyền mà ra lệnh
hành quyết Đấng Nhân Hiền dám chỉ trích tính xấu của chế độ. Và, chỉ cần một
vài tố giác của chúng dân hoặc của tư tế đoàn nhũng lạm cũng đủ để vị thống đốc
tàn ác như Philatô sử dụng nó mà kết tội.
Kết tội
rồi, y còn giao cho lý hình hành quyết Ngài bằng giải pháp êm thắm vẫn từng
làm, là: bỏ đói phạm nhân trên thập tự, ở Gôlgôta. Treo phạm nhân trên thập tự,
là trò chơi do những người phò Philatô lâu này từng nghĩ ra, là để hạ nhục và
cảnh cáo những ai muốn nhân cơ hội mà chống đối, hoặc bất đồng. Đó là khổ nhục
kế rất dễ nể mà ngành kịch nghệ La/Hy chưa kịp nghĩ.
Hôm nay
đây, dân con/đồ đệ Chúa có lý để nói lên sự thật vẫn tiềm ẩn qua tuyên tín: “Tôi tin Đức Kitô Đấng bị người đời
hạ nhục và làm khổ. Nhưng Ngài hoàn toàn tự do, không còn bị quần chúng hoặc đám
người “tự tung tự tác”, “xưng hùng xưng bá” của thể chế chính trị nào đó muốn
hạ nhục Ngài.
Đồ đệ
Chúa nói lời tuyên tín chắc nịch, là nói
lên sự tin tưởng vào Đấng tìm ra được sự tự do giải thoát Ngài khỏi mọi hệ lụy
của đời người.
Đồ đệ
Chúa tìm ra tự do, rồi trở thành chính Ngài mà nói lời tuyên tín rất chân thật,
là tuyên bố với tất cả xác tín rằng: tôi đây vẫn muốn sẻ san nỗi khổ nhục Ngài
từng chịu. San sẻ sự tự do qua kinh nghiệm đầy khổ nhục của thập giá. Đó là
niềm tin của người đi Đạo vẫn có nơi Đức Chúa.
Nơi Kinh
Sách, các vị thánh như Phaolô đề đã bảo: chúng ta bị khổ hình hạ nhục vì dư
luận quần chúng, như Đức Kitô từng trải nghiệm. Bị hành hạ rất khổ nhục, rồi
còn bị coi là vô dụng.
Nhưng, ta
có tự do như Chúa của ta từng có. Ta tự do trong Ngài và với Ngài, để được Ngài
kết hợp ta vào với Chúa Cha Ngài là Đấng rất tự do. Là, Chúa tể của tự do, mọi
người biết.
Có được
tự do rồi, ta sẽ thong thả lĩnh hội ơn Sống lại, như Đức Kitô đã thể hiện ngang
qua sống lại từ cõi chết. Bởi, khi chấp nhận thanh tẩy là ta tự dìm mình trong
khổ nhục của Đức Kitô. Và từ đó, cùng trỗi dậy và sống lại với Ngài, trong tự
do.
Theo chân
Chúa “vượt qua” nỗi khổ nhục Ngài chịu trên thập giá, ta cũng mặc vào người
mình niềm hy vọng bao la là thu tất cả dân con/đồ đệ của Ngài vào một mối. Mối
hy vọng vững chắc để rồi tin rằng mình
cũng sẽ sống lại, cùng với Chúa. Bởi, mọi khổ nhục của khổ giá cuộc đời đều sẽ
kết cuộc bằng sự sống lại rất vinh hiển.” (Lm Kevin O’Shea DCCT, Suy Tư
ngày Lễ trọng 05/4/2020)
Hôm nay
đây, người đi Đạo đã và vẫn quan niệm về Lễ Vượt Qua tựa như thế trong cuộc
sống ở đời thường qua những sự kiện rất “Vượt (và chỉ thoáng) Qua” trong đời
mình. Vượt rất thoáng, là vượt khỏi những sự việc trong đời thường khó qua, như
truyện kể ở dưới dùng làm phần kết cho bài Phiếm ngắn hôm nay, rằng:
“Sau biến cố 1975, anh chàng kia mất hết sản nghiệp và bà
con thân thuộc. Vào chùa, anh thấy tượng Phật chắp tay, nghĩ rằng Phật muốn nói
mình phải cầu nguyện. Anh đến nhà thờ đọc kinh, thấy tượng Chúa giang hai tay, anh nghĩ là Chúa cũng không biết làm gì
hơn. Chán đời, anh lang thang đến bến Bạch Đằng, gặp tượng Trần Hưng Đạo chỉ
tay xuống sông, thế là anh bèn nhẩy xuống sông tự vẫn.
Trước cửa thiên đàng, thánh Phêrô hỏi anh
ta: "Trông anh còn trẻ, đời còn dài mà sao đã vội chán sống sớm
vậy?"
Anh đáp: "Thưa thánh Phêrô, con đâu đã
muốn chết, tại ông Trần hưng Đạo bảo con đấy chứ ạ!"
Trần Hưng Đạo đứng gần đó nghe được liền quát
lớn:"Cái anh này rõ là ngu, ta chỉ tay xuống sông để anh biết mà tìm đường
vượt biên, chứ ta đâu có bảo anh nhảy sông tự vận đâu!"
Và thêm một truyện khác cho bài Phiếm bớt ngắn
ngủi, mà rằng:
“Đức Giám Mục chủ quản địa phận nọ thường có thói quen chào anh chị em
giáo dân bằng câu "Peace be with you" (Bình an ở cùng anh chị em)
trước khi bắt đầu giảng.
Ngày kia, ngài đến dâng lễ cho cộng đoàn Công Giáo Việt Nam. Khi đến
phần thuyết giảng, ngài tiến đến bục giảng và sửa cái máy vi-âm (Microphone)
cho cao hơn để vừa với thân hình cao lớn của ngài.
Dùng hết sức nắn cái microphone lên cao mà nó cứ nằm ì không chịu nhúc
nhích, Đức Cha nói: "Something wrong with the microphone".
Cộng đoàn theo thói quen, cùng đáp lại: "And also with you" (Và ở cùng cha!).
Đức Cha đành vào trang mạng đánh máy chữ “Bó tay.com. Amen.”
Bần đạo
bầy tôi đây, hôm nay cũng mượn truyện kể hơi bị “tẻ” hầu kết thúc bài Phiếm ngắn để rồi hẹn với độc giả
gần xa, ta sẽ không còn sợ chuyện gì hết
Sợ hơn
cả, là khi người nghệ sĩ lại cứ hát tiếp mấy câu ca đầy mộng mơ ở bên dưới:
“Tôi mơ
thấy dáng người về trong tranh.
Huyền
hoặc mong manh, hương từ hoa là hơi thở.
Yêu em đã
hoá thành tù chung thân.
Từng
chiều vui chân đợi chờ không lâu.
Tôi và em
tình yêu bắt đầu.”
(Anh Việt Thu – bđd)
Vâng. Rất
nhiều lần, các chuyện vui/buồn tương-tự vẫn xảy ra trong cuộc đời của nhiều
người, lại cũng bắt đầu “Từ Một Giấc Mơ”.
Mơ gì? Mơ về đâu? Mơ ra sao? Phải chăng là mơ và ước sao cho mọi người vượt qua
cơn Đại dịch Corona hiện giờ. Và, cả e961n giấc mơ ở nhà Đạo ngày nay, như
ca-từ ở bài trên còn văng vẳng trong đầu của tôi, của bạn, hoặc ai đó, có những
câu như:
“Em như trái cấm đậu vườn thiên thai
Ngập
ngừng chân ai quên chiều nay đời du tử
Em như
tiếng suối dạt dào khôn nguôi
Tràn ngập
tim tôi một trời xa xôi
Khi bờ môi
còn khô tiếng cười.
Tôi như
nắng cháy ngoài đồng khô khan
Cỏ buồn
hoang mang mong giọt mưa về thăm hỏi
Tôi như
cánh lá rụng vàng quanh sân
Chiều nào
gió đến một mình bâng khuâng
Bao giờ
mang tình tôi tới người.”
(Anh Việt Thu – bđd)
“Mang tình tôi tới người”, sẽ là và
vẫn là quyết-tâm của tôi, của bạn, và của nhiều người tựa như quả quyết của
đấng thánh hiền từng bảo:
“Chúng
tôi luôn mang nơi thân mình
cuộc thương khó của Đức Giêsu,
để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ
nơi thân mình chúng tôi.
Thật vậy, tuy sống,
chúng tôi hằng bị cái chết đe doạ vì Đức
Giêsu,
để sự sống của Đức Giêsu
cũng được biểu-lộ
nơi thân xác phải chết của chúng tôi.”
(2Cr 4: 10-11)
Thế đó,
còn là quyết tâm của nhiều người, trong đó có bạn bè người thân, của bần đạo.
Trần Ngọc Mười Hai
Và một số bạn bè thân quen
Cũng đã quyết tâm
Sẽ còn làm như thế
Mãi trong đời.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment