Thursday 12 March 2020

“Hồn cầm phong sương hình dáng xuân tàn”,


“Hồn cầm phong sương hình dáng xuân tàn”,
“Ngày dần buông trôi sầu vắng cung đàn.
Từ người ra đi chờ vắng tin người
                                                   Từ người ra đi là hết mơ rồi.”
                                                    (Văn Cao – Cung Đàn Xưa)

(Jp 7: 3-6)

Ấy chết! Cung đàn nào, mà chả là cung đàn xưa cũ. Có cũ có xưa như đàn năm cung của người nghễ sĩ lừng danh Văn Cao, mới đúng là cung đàn đủ mọi tình tiết những là: cung thương, cung nam vẫn là tiếng đàn ai oán được người nghệ sĩ mô tả ở bên dưới: 

“Cung thương là tiếng đàn
Cung nam là tiếng người.
Ai oán khúc ca cầm châu rơi
Tình duyên lãng đãng, nhớ thương dần pha phôi.
Cung đàn ngân buồn xa vắng trong tiếng thầm
Buồn tê tái trong tiếng ngân, buồn như lúc xuân sắp tàn.
Ơi đàn xưa còn vang nhắc chi tới người
Lòng ta tắt bao thắm tươi u hoài duyên đưa.
Chiều năm xưa gót hài khai hoa,
Mắt huyền lưu xuân, dáng hồng thơm hương.
Chiều năm nay bóng người khơi thương
tiếng đàn gieo oan giấc mộng chàng Trương.”
(Văn Cao – bđd)

Và, “Tiếng đàn gieo oan giấc mộng chàng Trương” năm trước, người nghe mới được thưởng thức thêm giai điệu kế tiếp, mà rằng:

“Giờ còn mong chi người hát theo đàn
Giờ còn mong chi hợp cánh hoa tàn.
Lời đàn năm xưa se kết đôi lòng
Lời đàn năm nay đôi lứa xa vời.
Khi hôn hoàng xuống dần
Trăng lên vàng mái lầu,
Nghe thoáng tiếng kinh cầu xa xa,
Ngàn lau thấp thoáng bóng kinh kỳ sầu bao la.”
(Văn Cao – bđd)

Tình tự con người ở đời là như thế. Như thế, có nghĩa là: người người ở đời vẫn thường gặp đủ năm cung đàn xưa cũ đến độ…”Từ người ra đi là hết mơ rồi!”  Thế còn, người người ở nhà Đạo thì thế nào? Có đủ năm cung chăng? Hỏi, tức đã trả lời phần nào rồi. Nhưng, trả lời giùm nhà Đạo hôm nay, còn có giòng chảy xưa cũ ở sách Gióp, cũng từng lên tiếng như sau:

“Gia tài của tôi là những tháng vô vọng,
số phận của tôi là những đêm đau khổ ê chề.
Vừa nằm xuống, tôi đã nhủ thầm: "Khi nào trời sáng?"
Mới thức dậy, tôi liền tự hỏi: "Bao giờ chiều buông?"
Mãi tới lúc hoàng hôn, tôi chìm trong mê sảng.
Thịt tôi chai ra, dòi bọ lúc nhúc,
da tôi nứt nẻ, máu mủ đầm đìa.
Ngày đời tôi thấm thoát hơn cả thoi đưa,
và chấm dứt, không một tia hy vọng.”
 (Jp 7: 3-6)

Bàn về tâm tư và tâm tình của con người ở đời trong Kinh sách, người đọc sẽ lại thấy giòng chảy diễn giải của đấng bậc vị vọng trong Đạo có những tình tiết sau đây:

“Tâm tình của tác giả bản văn trong Kinh Sách nói trên còn là tâm tình nói về sự bận rộn trong cuộc sống. Cuộc sống có những công việc cật lực. Sống, để kiếm kế sinh nhai, như lời ông Gióp trong Kinh Sách nói: “Một ngày đời tôi, thấm thoát hơn thoi đưa, và tàn lụi không hy vọng” (Jb 7: 6).   

Thật ra, cuộc đời con người, xưa cũng như nay, đâu chỉ như thế. Xưa và nay, con người vẫn sống trong tâm-thức chuẩn bị cho tương lai, ngày một sáng. Nhưng sao mãi ngày ấy không thấy đến. Có những người vẫn laqm lũ tạo cuộc sống. Nhưng, chưa vững bụng để vui hưởng kết quả lao động. Chỉ vững bụng, khi ta biết sống những ngày của hiện tại rất đơn giản…

Cuộc sống nơi dương thế, thật ra có mệt nhọc, lụy khổ; nhưng cứ thử sống một ngày không có sinh hoạt vây quanh/nhộn nhịp cùng xã hội, chắc cũng nản? Cứ thử sinh hoạt tách rời khỏi xã hội, khỏi chòm xóm, láng giềng, rồi sẽ thấy.

Sống trên đời và với đời, là biết sống những gì nình có như Chúa từng làm. Sống làm sao, để trở nên một người sống vì mọi người và mỗi người. Sống như thế là sống mà cho đi. Sống đem lại giá trị và ý nghĩa của cuộc sống. Và, giả như việc ta làm không mang dáng dấp của một đóng góp vào của chung, có lẽ cũng nên thay đổi lối sống là vừa.

Sống như Đức Giêsu từng sống, là biết san sẻ với người khác. Biết làm mọi thứ giống như Ngài. Ở chốn thị thành nơi ta sống, đã có đủ mọi thứ mà vào thời của Chúa, Ngài chẳng có. Cũng thế. Chúa chắc phải là người giàu lắm mới đi đây đi đó, khắp mọi vùng. Ngài lại còn lo cho mọi người được ấm no, đầy đủ nữa. Nhưng, nếu sống vào thời hôm nay, Ngài đâu lá ai những Mercedes, BMW bóng loáng. Và, cũng chẳng co điện thoại di động, cầm đi khắp phố phường.

Nhưng Ngài là Đấng làm cho mọi người nên giàu có, rất phong phú. Ngài lo lắng cho mọi người có đủ thực phẩm để độ thân. Có mái ấm che đầu như mọi người…” (X. Lm Frank Doyle sj, Suy Niệm Tin Mừng. blogspot.com)

Cũng trong chiều hướng lý-giải ý-nghĩa của cuộc sống có vui buồn đan xen với nỗi thống khổ, đấng bậc nhà Đạo ở Sydney, hôm trước còn nói thêm:

“Thánh Phaolô, trong lá thư gửi giáo đoàn Côrinthô đã san sẻ một kinh-nghiệm để đời về chuyện “Sống cho ra sống”, thánh-nhân từng nói: Tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người” (1Cor 9: 19).

Và thánh-nhân lại cũng vang vọng Lời Chúa khi Ngài nói:

“Tôi đến không phải để được người khác phục vụ
mà là phục vụ người khác.”

Chúa phục vụ người khác vì tình thương. Phục vụ người khác, là nổi niềm phúc hạnh. Phục vụ, để san sẻ tình thương, và hạnh phúc…

Phục vụ người khác, không có nghĩa vô chừng mực. Đức Gie6su không tham công tiếc việc, vượt nhu cầu khi Ngài phục vụ người khác. Vào những tháng ngày cuối cuộc đời, Ngài đã lên đồi lên núi không để hồi hưu hoặc lẩn tránh áp-lực của cuộc sống, là tìm nơi vắng vẻ để đến với Cha, mà nguyện cầu. Tìm Chúa Cha, để tạo thêm công lực. thêm huệ lộc, rồi tiếp tục phục vụ người khác cho tốt hơn.

Bởi, có đi xa, Ngài cũng không tránh được các khuôn mặt lạ đang tìm kiếm Ngài, nhơ Ngài chữa lành tật bệnh. Đức Giêsu không là người phục vụ kẻ khác một cách bất đắc dĩ, nhưng rất công tâm và tự nguyện.

Khi các môn-đệ đề-nghị Ngài trở về quê quán cũ làm chuyện khác dễ thành công hơn. Ngài cũng không tìm chốn thị thành nhiều người thích thú, biết đến hoặc hâm mộ Ngài một cách rất mực. Khi sống và phục vụ người khác, Ngài chẳng màng tiếng tăm, tiền bạc hoặc đạt nhiều thành quả. Ngài chỉ đến những nơi nào ở đó dân chúng thực sự có nhu cầu.

Và cứ thế, Đức Giêsu ra đi khắp nơi chỉ để làm việc cật lực mà phục vụ mọi người. Những ai được Ngài phục vụ, rồi cũng sẽ học hỏi được bài học để đời, là phục vụ người khác, rất hết mình.

Sống trong phục vụ là cuộc sống có ý-nghĩa. Sống và biết cách phục vụ người khác, là biết để giờ ra mà học hỏi, suy tư, nguyện cầu gần gũi Cha. Có sống như thế, ta mới có thì giờ để sẻ san với người khác bằng lời nói và hành động. Có sống như thế, ta mới xây dựng  được mọi thứ, chữa lành và hòa giải với hết mọi người..

Cuối cùng thì, sống cuộc sống thực-tế, là sống như ông Gióp trong Kinh Sách, như Đức Giêsu từng khuyên nhủ mọi người và chính Ngài cũng đã đi bước trước thực hiện để mọi người theo đó mà làm, sẽ không còn thấy cuộc sống của mình trở nên chán ngán, trì trệ, máy móc…

Sống thực tế trong đời với mọi người, là sống có ý-nghĩa, có định-hướng như Đức Giêsu vẫn dạy ta làm thế. Có sống thực tế như thế, rồi ra mọi người sẽ thấy cuộc đời mình trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết…” (X. Lm Frank Doyle sj, Suyniemloingai.blogspot.com 2012)


Thế đó, là đề nghị từ đấng bậc ở nhà Đạo. Thế đó, còn là quyết tâm của người đi Đạo và giữ Đạo trong cuộc sống thực tế lâu nay có quá nhiều sự việc để ta lặp lại quyết tâm sống, như độ trước. Sống có quyết tâm, mặc dù xảy ra nhiều sự việc như chuyện vi-rút Corona đã và đang xảy đến với cuộc đời, của nhiều người.

Với quyết tâm rắn chắc như thế, nay mời bạn mời tôi ta đi vào vùng trời truyện kể có những câu truyện để đời giúp ta sống thành công, hơn bao giờ.

            “Truyện rằng,

“Có ông trùm nọ người Trung Quốc qua đời, để lại cho vợ 1,9 tỉ đô trong ngân hàng. Bà vợ ông sau đó đã lấy người lái xe của chính ông. Người lái xe nói: Tôi đã nghĩ tôi phải làm việc cho ông chủ mình. Nhưng giờ đây tôi mới nhận ra rằng cả đời ông chủ làm việc cho tôi.

Điều quan trọng là sống lâu hơn là có nhiều của cải. Vì vậy chúng ta phải cố gắng để sống khỏe mạnh.

Lời bàn của người kể truyện: Bạn có biết, với một chiếc điện thoại xịn thì 70% chức năng của nó chúng ta không dùng đến

Với một chiếc xe đắt tiền thì 70% tốc độ và các đồ phụ kiện là không cần thiết
Với căn biệt thự thì có đến 70% không gian là chúng ta không dùng đến 70% quần áo trong tủ của bạn không được mặc tới

Cả cuộc đời làm việc thì đến 70% số tiền kiếm được là dành cho người khác tiêu. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ và tận dụng hết khả năng 30% còn lại của chính mình bằng cách:

- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, cho dù không ốm đau
- Uống nhiều nước, ngay cả khi không khát
- Học cách buông bỏ, ngay cả khi đối diện với những vấn đề nghiêm trọng
- Học cách thỏa hiệp ngay cả khi bạn là người đúng
- Học cách khiêm tốn, ngay cả khi bạn giàu có và có quyền lực
- Học cách bằng lòng ngay cả khi bạn không giàu
- Tập luyện thể thao ngay cả khi bạn bận rộn
- Dành thời gian cho những người bạn yêu mến.”

Và người kể còn nòi thêm, như sau: “Cuộc sống này rất ngắn ngủi, vì vậy hãy hưởng thụ nó một cách trọn vẹn nhất.” (Truyện kể và đề nghị tràn lan vô số kể, trên vi tính).

Để minh họa những điều mà bạn và tôi vừa bàn bạc, cũng nên kể lại  câu chuyện không dài từng được kể vào hôm trước để bạn và tôi, ta suy thêm như sau:  

“Trong giờ học, một thiền sư chỉ vào bản đồ rồi hỏi:
-Các giòng sông trên hình có đặc điểm gì không các bạn?
Các môn-đệ liền trả lời:
-Chúng luôn lượng thay vòng thay vì chảy theo đường thắng.
Vị thiền sư lại hỏi tiếp:
-Tại sao thế? Nói cách khác, tại sao những giòng song này không đi thằng mà cứ chảy vòng vo uốn khúc  như thế?
Các học viên thảo luận với nhau một hồi rồi trả lời:
-Vì đi đường vòng vòng, song sẽ kéo dài nên chứa nhiều nước hơn. Và nhờ thế mà khi mùa hè nước lũ, nước sống sẽ không dâng cao và tràn ngập các nơi…
Có học viên trả lời hơi khác:
-Vì sông trải dài nên lưu lược nước trên mỗi khúc song tương đối thấp, áp lực dưới đáy sông cũng gia giảm vì đi đường vòng là chuyện bình thường, đi đường thẳng mới là chuyện khác thường. Bởi, qua hành trình của chúng, các con song sê gặp nhiều trở ngại rất đa dạng, ctrở ngại vượt qua được, có cái không. Bởi thế nên, song lũ chỉ có thể chảy vòng để tránh các chướng ngại; để rồi, mục đích cuối cùng là chan hòa vào biển khơi.

Vị thiền sư im lặng một hồi rồi nói:

-Quả có thế. Cuộc đời con người cũng vậy. Mọi khó khăn, trắc trở trong cuộc sống là chuyện bình thường. Không vì thế mà ta trở nên bi quan, tuyệt vọng. Không thở dài, cũng không buồn phiền hoặc bỏ cuộc, đó mới là thái độ sống đúng đắn. Như giòng sông kia không chịu khuất phục trước các gian na, thử thách, nhưng luôn kiên trì tiến về phía trước, chan hòa biển khơi bao la.

Trong mọi hành tình của cuộc đời, gian nan thử thách chính là thước đo ý-nghĩa của điểm tới, chỉ cần kiên trì vượt qua là chúng ta sẽ đến được nơi cần đến.” (Baoi Nguyen  Quang sư tầm từ nguồn: Đại Kỷ Nguyên).

Thật rất đúng. Hành trình trong đời, là những ngày gian nan đầy thử thách. Vượt qua được chúng không là chuyện dễ làm; nhưng chúng dạy ta sống hiên ngang luôn tiến về phía trước, không hãi sợ bất cứ thứ gì.

            Trần Ngọc Mười Hai
            Những mong sao
cho đời mình và đời người
sẽ tốt đẹp hơn mãi.  

No comments: