Chuyện
Phiếm đọc trong tuần thứ 21 thường niên năm C 25/8/2019
“Người yêu ơi!
Trong giấc mộng từng đêm
thơm nồng”
Này người yêu ơi! Bên gối mộng nệm chăn êm ấm
Người ở cõi nhớ hay ở cõi đời
Người ở lối đó hay giữa đất trời
Người yêu ơi! Người yêu ơi! Người yêu ơi!”
(Phạm Duy & Song Ngọc – Người Yêu Ơi)
(2Corinthô 7: 9-10)
Người
yêu ơi! Trong khói nhẹ buổi sáng sương mù
Này người yêu ơi! Như lá rời cùng tia nắng quái
Người còn có đó hay đã mất người
Người ở chốn cũ hay đã xa vời
Người yêu ơi! Người yêu ơi! Người yêu ơi!
Giơ tay ôm người, mà như ôm cả cuộc đời
Ôm trong tay rồi, tràn đầy mà như chới với
Thành hư không như đôi tay hồng
Tìm không gian nhưng không cho bằng
Thời gian lôi ta đi lang thang khắp lối
Người yêu ơi! Trong gió thổi làm xanh cây rừng
Này người yêu ơi! Trong cát bụi làm vui phố vắng
Người về dĩ vãng mù tăm kỷ niệm
Người về tương lai hạnh phúc với chồng
Người yêu ơi! Người yêu ơi! Người yêu ơi!”
(Phạm
Duy & Song Ngọc – bđd)
“Người về tương lai hạnh phúc với chồng,”
phải chăng đây là lời nhắn nhủ gửi đến ai đó? Phải chăng đây cũng là nhận-định
của tác-giả khi hát câu “Người về dĩ vãng
mù tăm kỷ niệm”?
Về
“Tương lai hạnh phúc với chồng” thì bần
đạo đây chẳng dám phát biểu điều gì cho nên chuyện. Chỉ dám bàn và luận về “thực
tại” của tôi, của bạn và của nhiều người như lời nhận định rất “đề huề” như
sau:
“Thuốc trường-thọ rẻ nhất thế giời không ngờ lại nằm ở
hai chữ ‘bận rộn’. Từ xưa đến nay, khi nói đến trường-thọ, mọi người đều cho rằng
nó phụ-thuộc yếu-tố di-truyền và phương-thức sinh-hoạt của mỗi người. Nhưng thuốc
trường-thọ rẻ tiền nhất trên thế-giới lại đơn-giản một cách rất không ngờ, nó nằm
ở hai chữ “bận rộn”, thôi. (Trích
lời bàn do bạn bè tải lên mạng vi-tính, rất thường-tình).
Thế
đó, là nhận-định cũng khá lạ ở đây đó, chốn thân quen bầu bạn thường đấu láo với
góp giọng. Tuy nhiên, ở nhà Đạo, người đọc báo vừa lục tìm và khám phá ra tư-tưởng
cũng rất lạ. Lạ, ở chỗ: người chủ trì mọi nhận định trên báo Đạo ở Sydney là Lm John Flader nay bàn rộng thêm về cái-gọi-là
“Sự mâu thuẫn về giới tính”, qua mục hỏi/đáp
rất như sau:
Hỏi,
là hỏi thế này:
“Thưa Cha, con đọc trên báo, thấy bà con ta đã
qui-chiếu nhiều về tài-liệu nọ do Tòa thánh phổ-biến có đả động đến học-thuyết
về giới-tính nam/nữ. Gọi là đọc, nhưng con vẫn không hiểu người viết bài này muốn
nói lên điều gì. Nay, qua lá thư con gửi đến cha đây một thắc mắc về chuyện ở trên,
xin cha giúp con hiểu thêm cho rõ. Con cảm ơn Cha rất nhiều.” (Câu hỏi của
một độc giả không ghi tên).
Và,
đấng bậc nhà Đạo lại vẫn nhân cơ-hội có người hỏi han bèn giải-mã thắc mắc trên
báo, bằng một thư giải-đáp khá gọn gàng như sau:
“Tài-liệu mà anh/chị vừa trích-dẫn, có nhan-đề bảo rằng: “Cả
nam-nhân lẫn nữ-phụ, đều được Ngài tạo-dựng theo đường-lối đối-thoại về học-thuyết
có liên-quan đến giới-tính trong giáo-dục. Đây là tài-liệu giảng-dạy do Thánh-bộ
Huấn-giáo của Tòa Thánh La Mã ban hành ngày 21/2/2019 vừa qua.
Đây là nhận-định do Đức Phanxicô gửi đến mọi dân con mọi
người bàn về lời mời gọi tất cả hãy suy-tư về vấn-đề này ngõ hầu hướng-dẫn và hỗ-trợ
những ai đang làm công-tác giảng-dạy giới trẻ. Đây là đóng góp đúng thời-điểm bởi
lẽ học-thuyết về giới tính đã như cơn bão làm lay chuyển thế-giới trên đường xâm
nhập các trường học ở xứ này.
Nay hỏi rằng hoc-thuyết giới tính ở đây là học-thuyết nào
thế vậy?
Đoạn trích về tông-thư của Đức Phanxicô hôm trước đã khích-lệ
mọi người, có tên là: Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu Thương) ban hành năm 2016.
Hoc-thuyết giới-tính chối bỏ sự khác biệt và nhân-nhượng tự bản-chất giữa nam-nhân
và nữ-giới và tìm hiểu một xã-hội không có khác-biệt nào về tính-dục, từ đó loại-bỏ
nền-tảng nhân-chủng của gia-đình.
Đức Phanxicô tiếp-tục tiến về phía trước mà bảo rằng:
ý-thức-hệ này dẫn đưa mọi người đi vào các chương trình giảng-dạy cũng như các
sắc luật ban hành nhẳm cổ võ nhân-dạng và sự thân-tình đầy cảm-xúc bị tách-bạch
triệt-để khỏi sự khác-biệt sinh-lý giữa nam-nhân và nữ-phụ. Kết cuộc là, chính-danh con người trở-thành sự
chọn-lựa của cá-thể vốn dĩ cũng đổi-thay năm này qua tháng khác.” (Tông thư Niềm
Vui Yêu Thương đoạn 56).
Phần đầu tài-liệu nói ở đây được kết-cấu trên căn-bản gồm
ba nguyên-tắc dẫn đường đi vào tâm não, đó là: lắng nghe, lý-luận và đề-nghị.
Hôm nay, trong cột báo này, tôi sẽ đề-cập đến phần mục của tài-liệu nói ở đây, và
lần tới sẽ lại nói đến những điều còn sót lại cộng thêm một vài nhấn mạnh về
các ý-tưởng chủ-chốt.
Nguyên-tắc thứ nhất, điều cần có trong đối thoại với bất
cứ một ai, là: biết lắng nghe. Ở đây, ta thấy người đề nghị học-thuyết về giới
tính chủ trương rằng con người có thể tự quyết-định hoặc tự chọn giới tính cho mình
độc lập với giới tính về sinh lý và chọn lựa này lại là chất lỏng lẻo, có thể
thay đổi với thời-gian.
Rõ ràng là, quan-điểm này trái nghịch với thực-tế về
sinh-lý và với bản chất hôn-nhân giữa nam-nhân và nữ-giới qua đó con cái sinh
ra và đi vào với thế-giới.
Dù sao đi nữa, ta có thể đồng-thuận bảo rằng không ai được
phép kỳ-thị cách bất chính đối với những người chủ-trương học thuyết về giới-tính
hoặc những người tự do chọn thay đổi giới tính của họ.
Chỉ-trích học thuyết về giới-tính, tài-liệu này ghi chú bảo
rằng học thuyết đây đặt nền-tảng trên quan-điểm lưỡng nguyên về bản thể người,
với chủ trương thân xác hoàn toàn tách rời khỏi linh hồn và có chí-khí trở nên
tuyệt-đối cũng như có khả năng điều-khiển thân-xác theo sở thích.
Đây là điều đi ngược lại thực-tại trong đó, nếu ta dùng lời
lẽ của Công đồng Vatican 2 quả quyết rằng: dù được tác-tạo với thân-xác và
linh-hồn, con người vẫn là một.” (Hiến
chế GS đoạn 14)
Chuyện này, theo đó, lại dẫn đến thuyết tương đối, theo
đó người chủ trương học thuyết này cho rằng tất cả mọi sự đều có giá-trị đồng đều,
bất kể trật tự hoặc mục tiêu đích thực.
Nền-tảng gia-đình, thành-lập từ một nam và một nữ kết-hợp
với nhau trong hôn-nhân sinh con đẻ cái, sẽ không còn ý-nghĩa gì nữa. Và,
nguyên-tắc thứ hai lập-luận như thế.
Lý-do họ cho thấy rằng sự khác-biệt về giới tính giữa
nam-nhân và nữ-giới có thể minh-chứng một cách rất khoa-học trên bình-diện di-truyền-học,
nội-tiết-học và thần-kinh-học.
Đó không phải là khái-niệm xã-hội, tức: thứ gì đó do con
người chế ra, khiến có thể thay đổi hoặc coi thường, nhưng đúng hơn là thứ gì
đó thấm sâu vào sinh-lý của mỗi cá-thể, hiển nhiên ở cấp tế-bào. Mỗi tế-bào nơi
nam-nhân gồm hai nhiễm-sắc-thể XY còn nơi người nữ, nó lại bao gồm nhiễm-sắc-thể
XX. Điều này in dấu khiến con người thành nam-nhân hoặc nữ-giới, với tất cả mọi
đặc-tính đeo theo đó có từ giới tính sinh-lý-học của mình.
Hơn nữa, tài-liệu nói ở đây còn ghi chú bảo rằng các từ vựng
như “chuyển giới” và “liên-hệ về giới-tính”
theo cung-cách tự mình gây mâu-thuẫn cho chính mình thật ra cũng giả-định
việc bác bỏ sự khác-biệt về giới-tính mà thôi.
Thành thử, lấy ví dụ, một bé trai những muốn trở thành
con gái hoặc một nữ phụ muốn thành đàn ông/con trai thật ra chỉ là muốn chấp-nhận
sự hiện-hữu và mong ước thành phụ nữ hoặc đàn ông mà thôi. Nguyên-tắc thứ ba, đề-nghị
chuyện ấy.
Ở đây, Giáo-hội đề ra một chương-trình giáo-dục đặt nền
trên một thứ nhân-chủng-học đích-đáng, theo đó vẫn nhận rằng: cũng thế, con người
có bản bản-chất khiến ta phải tôn-trọng và con người không được tự ý thao-túng.”
(Phát-biểu của Đức
Giáo Hoàng Bênêđích 16 hôm 22/9/2011).
Bản chất đây được thấy trong sách Sáng Thế từng viết: “Thiên
Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.” (Sáng Thế Ký đoạn 1 câu 27)
Phản-bác tính lưỡng-nguyên này, ta không chỉ xóa bỏ tầm-nhìn
về bản-thể người là hoa-quả của động tách tạo-dựng nhưng còn tạo ý-tưởng về con
người như một thứ gì đó rất trừu-tượng vốn tự chọn cho mình những gì theo bản-chất
phải như thế, do đó làm hủy-hoại nền-tảng gia-đình.
Lại nữa, chỉ khi nào ta chấp-nhận nam-giới hoặc nữ-tính của
con người thì khi đó mới nhận ra được căn-tính của mình là nam hay nữ trong việc
đối đầu với người nào đó khác mình.” (X.
Lm John Flader, The Gender Contradiction,
The Catholic Weekly 01/8/2019, tr. 27)
Bàn
về tâm tình và tâm tính nam/nữ người nhà Đạo, thì như thế. Còn, nói về cái-gọi-là
Tâm hồn Thuần Khiết ở ngoài đời, thì như sau:
“Có một lần, nhà từ thiện Kenneth Belling
đi ngang qua khu vịnh San Francisco, Hoa Kỳ vào những năm 1990 của thế kỷ 20,
đột nhiên ông thấy mình để rơi chiếc ví khi nào không hay. Trợ lý của ông đã lo
lắng nói: “Có lẽ chiếc ví đã bị rơi khi chúng ta đi bộ qua khu nhà ổ chuột ở
Berkeley vào buổi sáng. Vậy, giờ đây ta phải làm gì?” Belling miễn cưỡng nói: “Ta
chỉ có thể chờ người nhặt được ví tiền gọi điện thoại báo cho chúng ta mà
thôi.”
Nhiều giờ qua đi, người trợ lý thấy thất-vọng bèn nói: “Thôi, ta đừng chờ nữa,
đừng hy vọng gì vào những người sống trong khu nhà ổ chuột.” Tuy nhiên, ông
Belling vẫn lặng lẽ nói: “Không, tôi vẫn muốn chờ đợi thêm xem thế nào.”
Người trợ-lý nghe vậy bèn rất đỗi ngạc nhiên, nói: “Trong ví có tấm danh thiếp
của ngài, nếu muốn trả lại thì người nhặt được ví đã gọi rồi, chỉ mất chừng vài
phút thôi. Tuy nhiên, chúng ta chờ đợi suốt cả buổi chiều mà vẫn không nghe tin
gì hết. Dường như người nhặt được không có ý định trả đồ lại thì phải?”
Tuy thế, Belling vẫn nhất mực chờ đợi. Trời bắt đầu tối và điện thoại bỗng chốc
vang lên. Chắc chắn cuộc nói chuyện qua điện thoại này là của người nhặt được
chiếc ví. Người ấy nói sẽ đợi ông trên đường Kata.
Thấy vậy, người trợ lý bèn hét lên: “Hãy cẩn thận! Đây có thể là cái bẫy đấy!
Liệu có phải là họ muốn tống tiền chăng?”
Belling vẫn bỏ qua lời cảnh báo và cứ lái xe đi. Ông tới nơi thỏa thuận thì một
cậu bé mặc chiếc áo rách, trên tay cầm chiếc ví tiến lại gần. Người trợ lý vội
cầm lấy chiếc ví và kiểm tra xem xét, anh thấy bên trong ví vẫn còn nguyên số
tiền. Chờ đợi một lát, cậu bé ấp úng nói: “Cháu có một lời khẩn cầu các ngài có
thể cho cháu một ít tiền được không?”
Lúc này, người trợ lý bèn cười lớn tiếng bảo rằng: “Biết ngay mà! …” Belling
vội ngắt lời người trợ lý rồi mỉm cười hỏi cậu bé muốn bao nhiêu? Cậu bé trả
lời:
“Chỉ cần cho cháu 1 đô la thôi cháu cũng mãn nguyện rồi.” Cậu bé ngượng ngùng
nói: “Cháu đã tìm kiếm rất lâu để đến được bốt điện thoại công cộng gọi nhưng
không có tiền, cháu phải vay 1 đô la để thực hiện cuộc gọi.”
Nhìn đôi mắt trong sáng ngây thơ của cậu bé, người trợ lý phải cúi đầu vì thấy
xấu hổ. Còn Belling vội ngồi xuống ôm cậu bé vào lòng. Hành động của cậu bé
khiến Belling thay đổi kế hoạch từ thiện. Ông quyết định xây nhiều trường học ở
Berkeley để trẻ em nghèo không tiền đi học có thể đến trường.
Vào ngày khai giảng, Belling bèn phát-biểu: “Chúng ta không nên tự mình phán
xét người khác. Nhưng ta cần tạo không gian và cơ hội để đón tiếp các em học
sinh có tâm hồn thuần khiết và tốt bụng. Điều này rất đáng để chúng ta đầu tư.”
(Truyện kể tìm được
trên mạng)
Vâng. Tâm-hồn thuần-khiết, tốt bụng thì như thế. Còn, tâm hồn đầy những
đắn đo, lo lắng cho cuộc sống hiện tại của mình, thì sao? Trả lời câu hỏi này,
thật cũng khó. Khó, là bởi mọi sự và mọi chuyện nay còn tùy phong-tục/tập-quán của
mỗi nước và cũng tùy tâm-tánh của mỗi người, mà thôi.
Để minh-họa cho những điều vừa kể, nay mởi bạn và tôi, ta nghe thêm một
truyện chừng như cũng thật, có đầu đề là “Bài Hát Sau Cùng” của tác giả Huy
Phương, như sau;
“Ngày 26 Tháng Mười tới đây, Cụ William Leo McDougall, 83 tuổi, là cư-dân
Laguna Woods sẽ ra hầu Tòa ở Santa Ana, Cali vì tội giết người. Số là, vào ngày
1 Tháng Mười năm 2010, trong lúc dưỡng bệnh tại Palm Terrace Healthcare Center,
Laguna Woods, sau khi ở bệnh viện về, Ông McDougall đã nổi giận vì nghe người
bạn chung phòng, là Ông Nguyễn Văn Mạnh, 94 tuổi, hát một bản Nhạc bằng tiếng
Việt. Ông McDougall đã dùng một cây gỗ, đánh vào đầu Ông Mạnh nhiều lần rất đau.
Ông Mạnh được xe cấp-cứu chở đi bệnh viện, sau đó tắt thở vì xuất huyết não quá
nhiều.
Trước đây ở viện Dưỡng Lão, cũng có chuyện bà cụ nọ đánh một bà cụ khác
cùng phòng đến độ gây thương tích khá nặng, nhưng trường hợp của cụ Nguyễn Văn
Mạnh, vừa quá vãng để lại nỗi đau xót cho gia đình cụ và gây nhiều xúc động cho
cộng đồng người Việt trên đất Mỹ. Tuổi già, bệnh tật, buồn phiền tất cả tạo sự
cáu kỉnh khiến cụ Mc Dougall cầm gậy đánh chết bạn cùng phòng. Khác văn hóa,
ngôn ngữ, sở thích, tôi nghĩ nếu bạn ở chung phòng với một người Ấn Ðộ, bạn cũng
không ưa thích những bài hát dân tộc của những người như thế? Nhưng, điều làm
cho tôi buồn hơn cả khi nghĩ đến tuổi già quạnh-quẽ nơi đất khách quê người là
ông cụ cùng sắc tộc với mình, đã phải lãnh cái chết chỉ vì cất tiếng hát lên bài
hát bằng tiếng mẹ đẻ, một bài hát Việt Nam.
Tôi không biết là ông cụ đang “nghêu ngao” hát bài gì, vì mỗi bài hát
đều mang những kỷ niệm riêng tư cho một người, nó khơi dậy cả một quãng đời đã
qua. Ðó là một bài dân ca mang âm hưởng quê hương khuất bóng, một bài hát tuổi
trẻ khiến cụ nhớ đến thời hoa niên cắp sách đến trường hay một đoạn tình ca “
gọi người yêu dấu, ” một người đầu gối tay ấp hay một người thương yêu đã “
nghìn trùng xa cách. ”
Tôi dùng tiếng “ nghêu ngao ” để nói đến tâm trạng một người lúc buồn
hay vui, ngồi hay đi, đứng hát một mình, một bài hát có thể sai vần lạc điệu,
nhưng chắc chắn là một bài hát đầy kỷ niệm, đầy thương nhớ đã gây xúc động cho
lòng người hát. Những bài hát này không thể dành cho đám đông hay hát cho ai
nghe, mà là trong lúc cô đơn nhất, buồn nhất hay hạnh phúc nhất, con người đã
hát lên nho nhỏ cho một mình mình nghe và người hát đã đắm mình trong những
giấc mơ riêng tư của mình.
Một ông cụ đã 94 tuổi, là người Việt Nam, hẳn ông đã sống qua những nỗi
thăng trầm của đất nước. Ông sinh ra và lớn lên dưới thời Pháp thuộc, cũng có
thể là đã biết thế nào là chiến tranh, loạn lạc. Giờ này, về già, ông sinh sống
tại Mỹ, có nghĩa là, ít nhất một lần, ông phải bỏ quê hương. Vận nước đã đưa
ông đến đây, lúc về già, vì hoàn cảnh phải sống trong nhà Dưỡng Lão với một
người xa lạ, khác biệt tuổi tác, văn hóa, ngôn ngữ. Nếu không lú lẫn, quên quên
nhớ nhớ, hẳn lòng Ông đã trĩu nặng một nỗi buồn xa quê hương, hiu quạnh trong
nhà Dưỡng Lão, không một bóng người thân.
Ông cũng có một cuộc đời như những người khác, có một thời thơ ấu, trung
niên, có cuộc sống hôn nhân, có một quãng đời yêu đương, sinh con đẻ cái, làm
việc, hạnh phúc hay đau khổ. “Kỷ niệm là cái gối lúc ta về già” nó có thật làm
cho chúng ta cảm thấy êm ái đi vào giấc ngủ, hay đau khổ, dằn vặt suốt cuộc đời
ta. Tuổi già chính là thời gian dừng chân đứng lại, để nhìn về quá khứ, với
chút ngậm ngùi hay thương tiếc.
Nhu cầu của tuổi thơ chỉ là đời sống vật chất, một đứa trẻ khóc vì đói,
khát, vì lạnh hay nóng, tuổi già ngoài những cảm xúc của một đứa trẻ, còn có
niềm đau tinh thần, buồn bã, nhớ nhung, tủi thân vì cô đơn và hiu quạnh. Thủ
phạm giết người, ông già McDougall chắc chắn đang mang tâm lý buồn bực, bẳn
gắt, chán đời của một người già cô độc, chỉ có điều đáng tiếc, là ông đã trút
nỗi giận dữ đó lên một người bệnh cùng phòng vô tội, để đến nỗi gây ra án mạng
!
Ðôi khi chăm sóc cho tuổi già còn bận rộn hơn là có “con mọn”. Tuổi già
quả đáng cho chúng ta quan tâm săn sóc hơn là trẻ thơ, không phải cho ăn, cho
mặc, hay tắm rửa mỗi ngày là đủ, điều này nhà điều dưỡng nào cũng làm được.
Trên đời này, mấy ai nghĩ đến cha mẹ già hơn là chăm lo cho con cái của mình,
mấy ai đã có suy nghĩ: “Phụ mẫu tại đường, bất khả viễn du ” (Còn cha mẹ ở nhà,
không nên đi chơi xa.) Ðó là chưa nói đến chuyện có cha mẹ già, mà ca dao Việt
Nam đã ví von như “mít chín cây! Gió Ðông cũng sợ, gió Tây cũng buồn! ”
Tòa án Santa Ana sẽ kết tội thủ phạm đã giết ông cụ Nguyễn Văn Mạnh,
nhưng thật sự tôi không quan tâm về bản án này, nặng nhẹ như thế nào. Thủ phạm đã
83 tuổi, bản án nhẹ nhất cũng làm cho người này không hề có hy vọng sẽ ra khỏi
nhà tù trước khi chết. Sống ở đây hay sống ở trong nhà tù thì có khác gì nhau,
kẻ giết người sẽ không có hy vọng trở lại nhà trước khi xuôi tay, thì chết
trong nhà tù hay trong nhà dưỡng lão cũng là cái chết.
Từ khi đọc được bản tin này, tôi cũng không hề thắc mắc về gia cảnh,
bệnh tật hay đời sống của ông cụ xấu số. Ðiều duy nhất tôi nghĩ đến và muốn tìm
hiểu là ông cụ đã hát bài hát gì trước khi ông qua đời. Thủ phạm là một người
ngoại quốc không biết tiếng Việt, để cảnh sát lấy lời khai, mà điều này thì có
gì là quan trọng đối với họ. Cũng như những nhân chứng, nếu là đồng bào của cụ
thì cũng chỉ có mặt tại hiện trường khi cụ đã ngã xuống, nên không ai nghe cụ
hát bài gì.
Còn tôi, thực sự tôi muốn biết, vào lúc ấy, cụ đã “ nghêu ngao ” hát bài
gì để biết nỗi buồn của cụ ra sao ? Nỗi xa vắng người thân, thương nhớ quê
hương, nỗi cô đơn buồn bã hay hoài niệm về một quãng đời đã mất ! Tôi thương
ông cụ, và nghĩ đến tuổi già mai sau của tất cả chúng ta.
Kể câu truyện như thế rồi, bần đạo bầy tôi đây cũng không biết nói gì
thêm; bởi, có nói cũng không nên lời. Và có hát, chắc cũng sẽ bị như nhân vật
gọi là “Ông Cụ” ở trong truyện, thôi. Chi bằng, ta cứ đi vào vườn hoa đầy những
Lời Vàng thánh của đấng bậc mà suy tư, tụng niệm như sau.
“Nay
tôi lại vui mừng, không phải vì đã làm cho anh em phải ưu phiền,
nhưng vì nỗi ưu phiền đó
đã làm cho anh em hối cải.
Thật thế, anh em đã phải
ưu phiền theo ý Thiên Chúa,
nên chúng tôi không làm
thiệt hại gì cho anh em.
Quả vậy, nỗi ưu phiền
theo ý Thiên Chúa
làm cho chúng ta hối cải
để được cứu độ:
đó là điều không bao giờ
phải hối tiếc;
còn nỗi ưu phiền theo kiểu
thế gian
thì gây ra sự chết.”
(2Corinthô 7: 9-10)
Ưu phiền đối lại vui mừng, là những điều vẫn xảy ra như cơm bửa ở nhà
Đạo, cũng như ngoài đời. Để minh-họa cho những điều vừa nói, nay mời bạn và
tôi, ta đi vào vườn hoa truyện kể có những câu truyện được kể cho người khác
nghe, cũng chỉ để người ấy suy-tư rồi hiện thực những gì mình tâm đắc. Truyện,
l2 truyện được kể như sau:
“Có 3 tờ giấy bạc nằm trong bóp của bà trùm một xứ đạo nọ ở Việt Nam
cùng nhau hội ngộ để khoa khoang hoặc than vãn. Tờ 100 đô lên tiếng khoe
trước:
-Này,
các cậu có biết không? Tớ đây từng đi gần như khắp thế gian rồi. Sang cả Úc
Châu, Âu Châu, Phi Châu lẫn Á Châu nữa đấy.
Tờ 50 đô cũng góp giọng
phụ họa:
-Em
cũng được đến nhiều nơi lắm rồi anh ạ, nào: Sài Gòn, Las Vegas, Reno, Pháp quốc,
Hàn Quốc và nhất là các cửa tiệm thời trang ở Hoa Kỳ là em đi hết rồi. Thế gian
thật nhiều chỗ ngoạn mục.
Tờ 1 đô la bổng oà lên
khóc nức nở:
-Tủi
thân cho em quá, tuần nào em cũng chỉ được đi tới nhà thờ thôi, mới chết chứ.” (Truyện kể trích từ mạng vi tính,
chẳng thấy tên người sáng tác).
Thế đó, là nỗi vui/buồn của vật chất, rất tiền bạc. Còn, niềm vui hân
hoan của người phàm, thật cũng khó biết. Xét cho cùng, ta và người biết có mỗi
chuyện, là: người phàm nay vui mai buồn, là chuyện thường. Có gì phải thắc mắc.
Vâng. Đúng thế. Cuộc đời người, là chuỗi ngày dài cứ thế tiếp theo nhau
mà hiện-hữu, chẳng cần biết người còn sống có ưu-tư thắc mắc chăng chuyện trên
trời dưới đất, thấy mà vui.
Vâng. Đời người buồn vui khó biết. Khó như đếm sao trên trời, hoặc như
đếm từng sợi tóc trên đầu xem bao nhiêu cái. Buồn vui cuộc đời, chỉ là chuyện
thoáng qua như nháy mắt, rồi cứ lặp đi lặp lại mãi không thôi.
Nghĩ thế rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta cứ mặc kệ, “quẳng gánh lo đi”
mà vui sống. Sống hùng, sống mạnh, sống vững chãi như con cái nhà Đức Chúa
Trời, ở mọi nơi. Mỗi thế thôi.
Trần Ngọc Mười Hai
Và những quyết tâm,
định thần
Như thế đó.
No comments:
Post a Comment