Tuesday, 27 August 2019

“Nằm nghe xôn xao tiếng đời”


Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 22 thường niên năm C 01/9/2019

“Nằm nghe xôn xao tiếng đời”
“Mà ngỡ ai đó nói cười
Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy
Giờ đây cũng bỏ ta đi.”
(Phú Quang – Nỗi Nhớ Mùa Đông)
(Col 3: 5-7)
Đông mùa một nỗi nhớ, cũng da diết suốt đời người. Da diết đến độ, nay người người lại cứ ngỡ rằng ai đó nói cười như người xưa cũ bỏ ta đi. Người đi rồi, khiến ta về nghe chuông chiều xa vắng nỗi niềm mùa thu buồn như cánh buồm xưa, lại viết tiếp:

“Chút lá thu vàng đã rụng
Chiều nay cũng bỏ ta đi.
Làm sao về được mùa Đông
Dòng sông đôi bờ cát trắng
Làm sao về được mùa Đông
Để nghe chuông chiều xa vắng
Thôi đành ru lòng mình vậy
Vờ như mùa đông đã về
Làm sao về được mùa Đông
Dòng sông đôi bờ cát trắng
Làm sao về được mùa Đông
Mùa thu cây cầu đã gãy
Thôi đành ru lòng mình vậy
Vờ như mùa Đông đã về.
(Phú Quang – Nỗi Nhớ Mùa Đông)

Vâng. Da diết buồn hơn cả, là nỗi nhớ mùa Đông lạnh. Buồn nhất, là khi ta và người lại nghe nhà văn “di tản” Trần Mộng Tú viết về cái-gọi-là “Tranh tĩnh vật”, nhưng không tĩnh, như sau:

Ngày 13 tháng 6 của năm 1975, Chị và bố mẹ rời trại Pendleton theo người bảo trợ cũng là người bạn trong giới truyền thông Mỹ từ hồi còn ở Việt Nam, đến thành phố Encino, California. Khi chị rời trại ngày thứ sáu 13, mấy người bạn cùng lều bảo chẳng nên ra trại vào ngày này, không tốt đâu. Nhưng người bảo trợ nói, chị có cha mẹ già, không nên ở lâu trong trại, ban đêm lạnh, không tốt cho sức khỏe hai cụ. Cá nhân chị thì chẳng còn tin vào may rủi gì nữa. Cả một cái tháng tư năm nay, ngày nào không là ngày xấu đối với cả triệu người dân miền Nam.

Tạm trú nhà bạn được hai tuần, chị tìm được việc làm ngay, nhờ vợ bạn là người Nhật, giới thiệu chị đến phỏng vấn trong một ngân hàng Nhật. Có lẽ thứ sáu,13 lại là ngày may của chị (đành phải tin vào vận may vậy) nên chị được chọn vào làm Bank Teller, là một, trong ba người cùng tới xin việc hôm đó.

Chị rời nhà bảo trợ ở Encino, thuê được căn chúng cư, một phòng ngủ, có sẵn đồ đạc ở cách nơi chị làm có ba ngã tư, ngân hàng Mitsui Bank trong World Trade Center, Los Angeles.

Mỗi ngày, chị đi bộ đến sở làm. Tính từ ngày rời Việt Nam 21 tháng 4, tới Mỹ chưa được hơn hai tháng, không có xe, bằng lái xe cũng chưa có, đi bộ là giải pháp đúng và hay nhất.

Dọn mấy cái bao quần áo của ba người vào nhà, rồi mới bắt đầu đi mua những dụng cụ nhà bếp ở Garage Sale, Goodwill; chăn gối ở K-mart. Căn chúng cư có hai phòng. Một phòng ngủ duy nhất nhường cho ba mẹ, một phòng nữa vừa là phòng khách, phòng ăn liền với bếp. Chiếc sofa dài kê sát ở góc tường, ban ngày là nơi tiếp khách (nếu có khách), ban đêm là giường ngủ của chị. Lúc đó còn trẻ, dễ ngủ, lại biết cái thân phận di tản nên tự cho thế là may mắn lắm rồi.
Nơi cư ngụ tạm yên ổn, chỗ làm tốt, công việc một phát ngân viên trong ngân hàng chỉ cần cẩn thận và nghe chỉ dẫn của xếp. Với số lương $520 Mỹ kim một tháng, chị coi như mình đã may mắn hội nhập nhanh hơn một số người thân.

Một buổi tối cuối tuần, chị dọp dẹp nhà cửa, nhìn lên tường thấy trống quá, chị tự nhủ, sáng mai sau khi đi nhà thờ, mình nên đi tìm mua một tấm tranh treo trên tường. Chưa biết là loại tranh nào, nhưng ít ra cũng phải làm cho bức tường ở giữa phòng ấm áp một chút chứ.

Chị đi loanh quanh Garage Sale, Goodwill, và mấy cái tiệm tàng tàng rẻ tiền, chẳng tìm ra bức tranh nào ưng ý. Mấy cái tranh in phong cảnh bãi biển, hay thành phố, hoa lá, trông tất cả đều vô hồn làm sao! Chị cứ cầm lên, bỏ xuống, cuối cùng về tay không. Chị đi hai ba lần cuối tuần như thế, cũng chẳng được bức nào thích mà vừa túi tiền. Túi tiền của chị lúc đó hạn chế lắm. Cuối cùng chị quyết định. Tại sao mình không tự vẽ một bức tranh nhỉ? Ở Việt Nam chị có vào trường Mỹ Thuật Gia Định học vẽ một thời gian mà.

Chị đi làm, hỏi đồng nghiệp mua dụng cụ vẽ ở đâu? Và chị chọn vẽ mầu nước thay vì sơn dầu cho rẻ hơn.Vẽ chì than trông buồn lắm, mà không phải họa sĩ thứ thiệt dễ trông thấy cái vụng. Chị thuộc loại “Họa sĩ vụng”. Cuối cùng chị mua giấy và một số mầu nước về. Chị bắt đầu vẽ một bức tranh tĩnh vật:

Chị không ngờ bức tranh “Tĩnh vật” chị bắt đầu năm 1975, chị tiếp tục vẽ đến bây giờ, bức tranh vẫn dở dang. Chắc nó không bao giờ hoàn thành.

Khi chị dựng cái giá vẽ lên, chị phân vân không biết nên bắt đầu vẽ cái gì vào đó. Quả táo, ổ bánh mì, chai rượu, bình hoa là những thứ họa sĩ hay cho vào tranh tĩnh vật. Với chị, những thứ ấy chẳng nói lên được cái gì thuộc về đời sống của chị.

Chị nghĩ mình nên vẽ vào đây những gì mình đem theo ở quê nhà, nhờ bức tranh giữ cho chị. Kẻo thời gian và đời sống của một người di tản rất dễ làm mất đi những gì thuộc về quá khứ. Làm sao chị biết cuộc đời sẽ thổi chị đi tới đâu nữa, sau khi cơn giông bão hãi hùng đó đã cuốn chị trôi xa ngàn vạn dặm.

Trong cái túi di tản, khi hấp tấp ra đi, chị mang theo chẳng nhiều gì, nhưng chị cũng phải lựa ra. Cái túi đó có: Một chiếc áo dài nội hóa, một cây son môi, cuốn Kiều, cuốn Chinh Phụ Ngâm,ba bộ quần áo thay đổi hàng ngày và ba trăm Mỹ kim (vẫn để dành, chưa tiêu đến đồng nào) ít đồng bạc Việt Nam còn sót lại.

Năm 1975 chị vẽ vào trong tranh: Cây son màu Terra Cotta (màu hồng đất). Chị nhớ cây son này anh ấy mua cho chị vào một ngày gần Tết, trong Passage Eden, lúc đó hai người mới đính hôn. Chị đã mặc chiếc áo dài màu cam nhạt, thoa son màu hồng đất cùng anh đi chúc Tết, đi chơi với bạn hữu của hai gia đình. Chị nhớ lại, mỗi lần nhìn màu son trên môi, chị thấy nó đẹp như mối tình của hai người: cái màu hồng của cánh hoa pha mầu nâu của đất, thật nhẹ nhàng nhưng sao vẫn nồng nàn quá đỗi.

Chị vẽ thêm cuốn Kiều, cuốn Chinh Phụ Ngâm và vạt áo dài mầu cam nhạt. Bức tranh treo trên tường năm đó, nền trắng với một vệt son môi nằm bên hai cuốn sách màu nâu nhàn nhạt, có vạt áo dài màu cam ngọt ngào vắt ngang.

Thời gian trôi như mộng, chảy một giòng sông đời. (*) Năm này sang tháng khác. Chị làm lại đời mình. Sinh con, nuôi con, chăm nom cha mẹ già, rồi cha mẹ mất đi.

Chị vẽ thêm hai cây thập giá vào bức tranh tĩnh vật. Đời sống quanh chị với bao nhiêu là tiếng động. Có những tiếng kêu vang vọng đến từ quê nhà xa ngút ngàn. Có tiếng kêu âm ỉ trong lồng ngực chị. Chị không biết vẽ tiếng động như thế nào, chị vẩy vào tranh những giọt mầu đỏ, những giọt màu tím than.

Con cái dọn ra khỏi nhà như chim vỗ cánh ra giàng. Rồi con gái chị thành người mẹ, con trai chị thành người cha. Soi gương thấy mình tóc trắng. Chị vẽ vào bức tranh tĩnh vật một dòng sông màu lục và những sợi tóc màu xám tro.

Bức tranh theo chị từ thành phố này qua thành phố khác, từ ngôi nhà này sang ngôi nhà kia. Mỗi nơi chị thêm vào một chút, lá cờ quốc gia trong tranh của chị cũng đứng im như gió đứng. Mỗi lần nhìn vào, chị như muốn mang hết hơi của mình thổi vào nó, cho nó tung bay. Lá cờ không nhúc nhích, nước mắt chị lại trào ra.

Bức tranh im lặng, nhưng vùng biển quê hương chị thì sóng đang gào, những tiếng gào trong họng biển, chị vụng về không diễn tả nổi. Chị quẹt trong tranh một mảng xanh đen loang lổ, đến bất tận.

Chị muốn vẽ về người dân Việt ở quê nhà, nhưng trí tưởng tượng của chị nghèo nàn quá, chị không biết dùng mảng màu nào để vẽ xuống những thăng trầm, những nghịch lý, những tương phản đang diễn ra nơi đó. Chị vẽ xuống một vòng tròn không màu.

Bức tranh toàn những mảng màu câm.
Tết âm lịch lại về, tháng 4 rồi lại đến.

Bốn mươi năm bức tranh tĩnh vật vẫn chưa hoàn thành. Chị nhìn bức tranh treo trên tường tự hỏi: Khi nào mình sẽ ở trong bức tranh này? Chị cầm chiếc cọ loay hoay không biết, nếu vẽ, thì mình đặt mình vào đâu? Ở trên cùng bức tranh nhìn xuống, hay ở dưới bức tranh nhìn lên. Mình sẽ đứng trên một ngọn đồi đầy gió ở quê người hay mình sẽ ngồi bên một bãi biển, sóng êm, gió lặng ở quê nhà, hay mình sẽ im lìm như cây thập giá cạnh mẹ cha.

Bức tranh tĩnh vật không trả lời chị. Chị nhìn con số 1975 trên góc bức tranh. Chị ngửi thấy thoang thoảng trong không gian mùi hương trên bàn thờ của ngày 30 tết.

Chao ôi, đã bốn mươi năm rồi. Chị đứng lên đi mở tất cả cánh cửa trong nhà cho gió lùa vào. Ước gì gió thổi tất cả những gì chị vẽ trong tranh bay đi, bay đi. Ước gì gió đưa chị về lại nơi chốn thân yêu của bốn mươi năm ngày xưa đó, và mọi sự ở nơi đó vẫn đứng lại như trong một bức tranh tĩnh vật, đợi chị về.

Em ước tuổi mình như pháo đỏ
Người quên chưa đốt lúc xuân về (*).
(Trần Mộng Tú, Bức Tranh Tĩnh Vật, gửi đến bạn bè khắp nơi trên mạng)

Bức “Tranh Tĩnh Vật” của “nhà văn di tản” họ Trần vẫn quanh quẩn trong đầu tôi, và của một số người, vẫn là chút gì đó nhắc nhở bà con mình, về nhiều thứ. Cả những thứ, mà bần đạo bầy tôi đây bắt gặp ở nhà Đạo Sydney, nơi đó có giòng chảy tư-tưởng khá tương-tự như khi nhà Đạo bàn về Kinh Sách rất như sau:

Giả như Sách thánh bảo điều này sai, điều kia quấy, hẳn điều ấy sẽ như vậy ư?” Mọi xúc cảm, tóm gọn trong hàng ngàn cách khác-biệt, phải chăng chúng phản-ánh từ động-thái ‘dè bỉu’ vốn bảo rằng: tôi đây đe-dọa chức-năng thực-tế mà quí vị đang đặt nền-tảng trên đó để sống ư? Thành thử, điều này chuyện nọ là việc quan-trọng với tôi để kích-hoạt Kinh Sách cách đặc-thù, do có tranh-luận nổi trội về tình-dục.

Kinh Sách, biểu-trưng cách mù-mờ về quyền-bính do lịch-sử vẫn phủ-trùm lên đó nhiều phương-cách ma-mãnh, bí-ẩn, khá thích-thú. Nhiều đấng bậc, lại cố tình trích-dịch Kinh Sách theo cách nào đó nhằm hỗ-trợ ý-kiến riêng của mình, rồi cho đó là điều đích-đáng, hoành-tráng, xứng-hợp. Với một số vị, thì cuộc tranh-luận nay khép lại khi các ngài biện-luận bảo rằng: Kinh Thánh đang ở về phía mình.

Giáo hội lâu nay biết rõ điều này, nên đã tự trói mình bằng văn-bản này nọ rút từ Kinh Sách hầu chứng-minh sự thật còn đó rất buồn. Đa phần sự thật này, đều có ảnh-hưởng do tự các nhà giảng-thuyết hùng-hồn độ trước cũng như các vị chủ-giảng trên mạng vi-tính có từ sức mạnh của Kinh Sách đến với ta.

Từ khẳng định như thế, các ngài lại nghĩ: Kinh Sách ghi chép Lời Chúa một cách không sai-lạc nhằm đáp-trả các vấn-nạn do con người mà ra. Xem thế thì, Lời Chúa mang tính định-hình trọn-vẹn về mọi chuyện, nên không dễ đổi-thay hoặc chấp-nhận ảnh-hưởng từ tình tạng tồn-đọng đang khỏa-lấp dư-luận là nơi mà các ngài từng dựa-dẫm.

Kinh Sách, lâu nay bị văn-chương-hóa cũng khá nhiều, nên mới tuyên bố mình không sai-lạc, rất ổn-định và không suy xuyển đối với những người chống lại đổi-thay, sai quấy. Động-thái này, tạo thoải mái/ổn-định cũng khá lâu. Đây, mới chỉ là phân nửa của sự thật về Kinh Sách, thôi; bởi lẽ, quyền-uy/sức mạnh của Kinh Sách là những thứ được các đấng quyết đấu tranh nhằm thay-đổi đôi ba chuyện. Thế nên, các ngài vẫn coi đó như đồng-minh đứng về phía mình, thật cũng dễ.

Hầu hết mọi đối đầu đầy kịch-tính về các vấn-đề chính trong lịch sử của trời Tây, Kinh Sách đạy được cả hai phía xung-đột đưa ra bằng chứng khác-biệt hầu xác-định là mình đúng. Qua tháng ngày trải dài trong lịch sử, Kinh Sách được sử-dụng một cách mức tối đa hầu xác-minh tư-thế chính-trị vượt mọi sự và coi đó như uy-lực thần-thiêng của vua quan thời nổi trội. Tuy thế, Kinh Sách được sử-dụng như một thứ vũ-khí đầy ma-lực nằm trong tay đấng bậc chủ-trương kình chống vua quan, như cuộc nổi dậy của Oliver Cromwell lâu nay xác-chứng.

Hai vị tổng thống Hoa Kỳ thời trước là Abraham Lincoln và Jefferson Davis đều dựa vào Kinh Sách để hỗ-trợ cho hành-xử mà các ông đề ra với dân da màu, hầu ban-phát cho những người ấy quyền-lực đạo đức của người cùng phe/nhóm trong cuộc nội-chiến đẫm máu ở Hoa Kỳ.

Chính vì thế, mới xảy ra chuyện không làm ai ngạc nhiên khi có đổi thay trong hành-xử dục tình tạo sự tiến-triển, ai cũng rõ. Chính vì thế, mà hai phe bảo-thủ và phóng-khoáng đều dùng Kinh Sách để trích-dẫn điều có lợi cho mình trong xung-đột vừa kể.

Tuy thế, thời đại ta đang sống là thời của quyền-uy thế-tục vẫn tăng nhanh, vững mạnh; thế nên tranh-luận đây cho thấy nhiều khác-biệt cần ghi tạc. Trước nhất, là những gì chứng tỏ Giáo hội không còn nắm toàn quyền trên dân con mọi người như trước nữa. Điều này còn có nghĩa: tầng lớp phóng-khoáng trong Giáo hội, nay trở thành mỏng dòn hơn xưa rất nhiều.

Các vị, nay thất-vọng khi nghĩ đến chuyện cải-tổ Giáo-hội. Thế nên, các ngài phải lẳng-lặng rời bỏ hàng ngũ trong đạo một cách lớp lang, tổ-chức. Đa phần luận-điệu biện-minh cho luân-thường đạo-lý thời nay có ý bảo rằng: các vị từng rời sân bãi cách đích-đáng, để rồi không ai còn muốn dính-dự chuyện đạo-hạnh như trước.

Các đấng, nay trở-thành công-dân thị-thành ở ngoài đời. Các ngài, thường xuyên bị chức-sắc trong Đạo báng-bổ về tình-dục, tức: không còn dính-dấp chuyện thực-tế; hoặc, chẳng hề biết là: ngày nay, phụ-nữ không còn được định-vị theo cách ‘rập khuôn’ như khi trước.

Các vị, nay không còn bị Giáo-hội hoặc đấng-bậc lãnh-đạo Hội-thánh vùi dập đến “hết thuốc chữa”, nên đã buông bỏ chuyện kiểm-soát sinh đẻ, hoặc tận-tình khích-bác không coi chuyện phá thai như chọn-lựa phương-cách này/khác cho đúng phép. Cả những việc khiến các ngài không còn cảm thấy ấn-tượng khi đấng bậc nhà Đạo lại cứ giảng theo kiểu trích-dịch Kinh Sách một cách loáng-thoáng, rồi còn nhắc người nghe về giá-trị cổ xưa theo kiểu nuối tiếc giá-trị “truyền-thống” của gia-đình.

Với các vị, gia đình gồm có mỗi người cha siêng-năng, cộng thêm người mẹ suốt ngày quanh quẩn dưới bếp và hai ‘xấp’ nhỏ cùng chú chó con mũm mĩm, dễ dạy. Những chuyện như thế, nay không là sự-kiện xảy ra trong thực-tế, nữa. Nói chung, đa số đấng bậc nay học-hỏi cách sống không cần Giáo-hội như quyền-uy bề thế ở đời mình nữa.

Rõ ràng, các vị nay không còn muốn bị quấy rầy về tầm nhìn thiên-kiến về đạo-giáo, vẫn cứ ‘mù tịt’ cả về giáo lý nữa. Nay, Giáo hội không còn quyền gì với thế-giới bên ngoài và đây là chuyện cũng mới, khá thời thượng.                                                      

Mặt khác, giới bảo-thủ trong thể-chế tốt lành ở đây, đã nhận ra rằng: thế-giới trần-tục trở-thành sân bãi cho ác-thần/sự dữ tha hồ tung-hoành, điều đó thấy rõ như ban ngày. Mọi người nhận ra rằng: tất cả đang gặp thử-thách về luân lý cũng rất nhiều. Thêm vào đó, là mức-độ kình-chống đến cao độ khiến các vị phải ‘bỏ của chạy lấy người’ mang theo trong mình niềm ưu-tư, bất ổn. Động thái mà các vị đang đeo mang cũng tùy-thuộc nhu-cầu do mình đòi-hỏi khiến chúng trở-thành sự-kiện vững chãi, đúng thực.

Các thay đổi nơi tình-dục đang xảy ra, lại cũng đe-dọa ảnh-hưởng của nhà Đạo từng gây hại cho quyền-uy/sức mạnh của Giáo hội. Các lãnh-đạo Giáo-hội, giống các lãnh-tụ thuộc nhiều thể-chế khác, bị đe-dọa cũng đã hăng say tìm cách chỉnh-sửa mọi vỡ đổ trong địa hạt mình. Ngay đến lãnh-đạo có học trong Giáo-hội, là những đấng bậc không muốn định-vị mình có dính đến học-thuyết căn-để, nếu mọi mục-tiêu/mục-đích mà các ngài nhắm đến, được thực-thi ở trong ấy.

Ví dụ như, Giám mục nọ không muốn bén mảng đến gần bên tôi, là bởi vì những bài tôi viết có chỗ bảo rằng: các Giám mục thuộc khối Êpiscôpan Hoa kỳ, nhiều vị lại đại-diện cho loại thần-học và giáo-sĩ-học thuộc nhiều Giáo-hội khác-biệt, như: Giáo hội đặc-sủng, Anh-giáo, Giáo-hội thông-thoáng hoặc bảo-thủ, Giáo hội Công-giáo và Tin Lành. Hệ-cấp Giáo hội Tin Lành lại đã khiến ông ấy nổi giận. Bởi, ông từng viết là: ông không biết Giáo-hội Tin Lành đã có mặt trong Hiệp-hội các Giám mục Anh Giáo hay không.

Ở đoạn khác, vị ấy lại tin là Phúc Âm thánh Mátthêu và thánh Luca đều mang tính sử-học khi hai thánh-sử này dám viết và dám kể về thời ấu thơ của Đức Giêsu. Và vị ấy còn nói: “Nếu Chúa quyết-định sinh ra từ người mẹ đồng-trinh sạch sẽ, thì đối với ông, điều đó cũng chẳng thành vần-đề”. Bởi thế nên, khi tôi bảo rằng: ông có quan-điểm triệt-để đến độ không một học-giả nổi tiếng nào về Kinh thánh dám hỗ-trợ ông, cả Giáo-hội Công giáo cũng như Thệ Phản đều thế hết; từ đó, ông đã bốc đến độ không giữ im lặng được.

Thành ra, chủ-đề tranh-luận đây, đã trở nên nặng-nề hơn. Nặng, đến độ nó ít tương-tác/hỗ-trợ khi có sự việc ‘gậy ông đập lưng ông’ nơi vùng sâu ngăn cách này. Ngoại trừ hai bên lập cầu giao-tiếp đặt mình lên trên mọi cố-gắng đang ngày một mở rộng, còn thì ta chẳng làm sao có được cuộc đối-thoại cho phải phép, đành lòng chấp-nhận để cho xã-hội ngoài đời hoặc thể-chế Giáo-hội lên án mạnh mẽ, rất rối bời.                

Theo tôi, chỉ còn một cách duy-nhất khiến ta có thể khởi-công xây-dựng cầu giao tiếp này, là: cứ để toàn thế giới nghe được tiếng giọng của các Kitô-hữu có ý-tưởng khác-biệt về nhiều qui-tắc lâu nay ta đặt ra và nghiêm-túc chấp-nhận thế-giới hiện-tại như xã-hội ở đời từng làm. Và, theo luật-định, các vị sẽ không bị thải-hồi như nhóm vô thần, vì quyền-lợi tôn-giáo của mình, lại đã nghiêng về hành-động. Giai-đoạn này, tôi cứ mải bận tâm ưu-tư về việc ta phải bắt đầu xây cầu nối này cho tốt đẹp, mỗi thế thôi.” (X. Gm John Shelby Spong, Đầm Mình Trong Vũng Tội ư? nxb HarperSanFrancisco 1990 Chương 6 tr. 90-91)

Trích dẫn thần-học ở đây, chỉ để bà con ta tìm về gốc nguồn của tư-tưởng thông-thoáng, cũng khá lạ về nhiều thứ. Cả những thứ rất tình và rất dục, tức tình-dục xuất-hiện nơi người thời đại rất hôm nay.

Trích và dẫn như thế, là để anh em mình suy tư khá nhiều giờ, rồi ra có ngày mình cũng mở mắt thấy được ‘trời trong mây nước’, tuyệt nhiên không ảm đạm nhuốm màu đen đủi như dạo nào. Trích và dẫn những tư-tưởng đậm-đặc về nhóm người mang trong mình thứ tình-dục và tính-dục không theo kiểu của các cụ “Đạo” thời xưa cổ, nhưng cởi mở thoải mái và thông-thoáng hơn bao giờ hết.

Bây giờ và mãi mãi về sau, ta còn nhiều suy-tư thú vị hơn, để bạn và tôi, ta sẽ cùng nhau đi vào vùng trời truyện kể tìm cốt truyện độc-đáo mà minh-họa cho chất-lượng Đạo mình. Truyện kể độc, là truyện rất kể lể như bên dưới:

“Có bà vợ nọ rất khổ sở vì ông chồng cứ nghiện rượu. Một hôm, ông ấy bỗng dưng lăn đùng ra chết đúng vào ngày phong thánh Đức Giáo Hoàng Gioan 23 & Gioan Phaolô Đệ Nhị.  Bà vợ vội đi gặp cha chánh xứ nhà mình. Vừa trông thấy bà, cha xứ liền hỏi. 
-Chắc bà lại bị thằng cha say rượu đó đánh đập phải không đây?
Bà ta đáp: 
-Thưa, chồng con không còn uống rượu hay đánh con nữa rồi. 
Cha xứ ngạc nhiên hỏi:
-Làm sao ông ấy lại có thay đổi lớn lao như thế được trừ phi có phép lạ xảy ra!
Bà lễ phép đáp lại: 
-Thư Cha, đúng là có phép lạ xảy đến với con! Vì thế con xin cha làm thủ-tục phong thánh cho chồng con. 
Cha xứ bảo: 
-Muốn được phong thánh bất cứ ai, Giáo hội cần có phép lạ thứ 2 nữa đấy! 
Không cần suy nghĩ cụ Bà nọ liền đáp: 
-Dạ thưa cha, đã có phép lạ thứ 2 của chồng con rồi. Số là, sau khi chồng con chết, quán nhậu đầu xóm mất đi nguồi lợi lớn nên đã đóng cửa mất rồi cha ạ!
Cha xứ:
-Thật hết biết!!!
(Chuyện cười trích từ trên mạng để vui thôi)
 
Kể thế rồi, nay ta đi vào Lời vàng Đấng thánh-hiền từng căn dặn:

“Vậy anh em hãy giết chết những gì thuộc về hạ giới trong con người anh em: ấy là
gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu và tham lam;
mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng.
Chính vì những điều đó mà cơn thịnh nộ của Thiên Chúa
giáng xuống trên những kẻ không vâng phục.” (Col 3: 5-7)

Mong rằng những lời khuyên như thế sẽ theo ta và mọi người đến hết cuộc đời để rồi người người sẽ sống tốt đẹp hầu thoát khỏi “cơn thịnh-nộ của Chúa”, như được dặn.

Trần Ngọc Mười Hai
Cũng nhớ lại đôi điều được căn dặn   
Mãi trong đời.

No comments: