Wednesday, 31 July 2019
“Đàn chim tung cánh xa khuất mờ"
Chuyện
Phiếm đọc trong tuần thứ 18 thường niên năm C 04/8/2019
“Đàn chim tung cánh xa khuất mờ"
Chiều thu lưu luyến màu thương nhớ.”
(Lâm
Tuyền – Hình Ảnh Một Buổi chiều)
(Thư
Rôma 1: 20-23)
Hình
ảnh này, lâu nay vẫn chỉ là những hình và những ảnh còn lại trong lý ức của
tôi, của bạn và của mọi người như “Màu
thương nhớ”, rất nhớ thương. Nhớ và thương, như vẫn thương và nhớ lời đấng
thánh hiền từng bảo ban lan man vào độ trước:
“Quả
vậy,
những
gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa,
tức
là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người,
thì
từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ,
trí
khôn con người có thể nhìn thấy được
qua
những công trình của Người.
Do
đó, họ không thể tự bào chữa được,
vì
tuy biết Thiên Chúa,
họ
đã không tôn vinh hay cảm tạ Người cho phải đạo.
Trái
lại, đầu óc họ suy luận viển vông
và
tâm trí ngu si của họ hoá ra mê muội.
Họ
khoe mình khôn ngoan,
nhưng
đã trở nên điên rồ.
Thay
vì Thiên Chúa vinh quang bất tử,
họ
đã thờ hình tượng người phàm là loài phải chết,
hay
hình tượng các loài chim chóc, thú vật, rắn rết.”
(Rôma 1: 20-23)
Nhớ và thương, lại là tình-tự
còn vấn vương như câu ca còn sót lại, những hát rằng:
“Nhớ
mái đầu ai nhuộm nắng vàng.
Buồn
biết bao giờ cho hết nguôi.
Lòng
ta ai oán man mác sầu.
Nhìn
xa xôi nhớ thầm mong ước.
Như
sóng trùng dương theo cánh buồm.
Là
lúc quên đời không tiếc thương.
Bao
năm qua ta sống giang hồ xa quê nhà.
Nơi
xa xôi muôn ý phiêu lưu dâng cho đời.
Dù
bao nhiêu cay đắng.
Đến
làm nát lòng ta.
Tan
nát rồi không đoái hoài.
Dù
bao nhiêu sóng gió.
Quyết
đem chí tung hoành.
Sống
quên hết bao hận bên lòng.
Hồn
ta luôn vương vấn.
Bóng
người khuất ngàn mây
Ai
biết lòng ta những khi chiều tàn.
Nhìn
ta say đắm man mác sầu.
Lòng
ta tha thiết tình thương nhớ.
E
ấp ngàn câu trong mắt buồn.
Người
biết ta sầu muôn ý nao.
Miền
xa mây núi xanh ngát màu.
Hồn
bơ vơ lúc hoàng hôn xuống.
Khi
nắng vàng phai trên núi đồi.
Là
lúc ta buồn bao kiếp nguôi.”
(Lâm Tuyền – bđd)
Nhớ mái đầu ai nhuộm nắng vàng” lại cũng là ảnh hình của người ấy, vào
độ nọ, vẫn còn ghi-tạc trong ký-ức rộn-ràng những thương và nhớ. Nhớ và thương, còn là và sẽ là hình ảnh
của người mang nặng nét “buồn bao kiếp
nguôi”, mà thôi.
Thế
đó, là ký ức của bạn, của tôi hoặc của ai đó, vẫn cứ rải rác ở đâu đó, chốn miên
trường. Ký ức đầy mến thương, như lời độc-giả nọ ở nhà Đạo từng gửi đến ‘đấng bậc’
trên tờ Tuần báo Công giáo Sydney là báo chí có mục hỏi/đáp thân thương hôm
nào. Hỏi và đáp, cũng khá chuẩn như “nỗi
buồn man mác” của người hỏi được ghi lại ở bên dưới.
Nhưng
trước khi để mắt xem đấng bậc nhà mình ghi gì chép làm sao khi có đấng bậc dám đổi
lời kinh Chúa dạy. Vận nên, nay mời bạn/mời tôi, ta nghe câu truyện kể nói lên
sự khác biệt giữa lời nói và sự thể cũng rất thật ở ngoài đời, rằng:
“Truyện, là câu truyện từng
kể rằng:
“John
Carter là diễn-viên đi bộ trên dây thép giỏi nhất thế giới. Có lần, anh tham
gia cuộc thi biểu diễn đi trên dây thép giữa 2 ngọn núi đá cheo leo. Người thi,
phải đi từ bên ngọn núi này sang ngọn núi kia mà không có bất kỳ phương-tiện bảo-hiểm
nào hết Nhìn xuống khe núi, ai cũng bất chợt giật mình, và hãi sợ. Đây, quả là
thử thách nguy hiểm nhất từ trước đến nay!
Đứng
trên vách đá cheo leo ở đỉnh núi bên này, John Carter phải đi sang bên đỉnh núi
bên kia rồi trở về nơi chốn cũ. Anh chăm chú nhìn về phía trước, hai tay giang
thật rộng, nín thở từng bước một. Khi anh hoàn thành bài thi, mọi người vỗ tay
reo hò, thán phục.
Anh nói:
-Tôi
sẽ biểu diễn lần nữa nhưng lần này buộc 2 tay vào người. Mọi người có tin là tôi
có thể đi qua và về an toàn không?
Ai
cũng biết đi dây thép trên không dựa vào sự thăng bằng từ 2 tay là chính, nay nếu
trói, sao đi đươc? Nhưng ai cũng tò mò muốn biết kết quả nên đồng thanh hô:
-Chúng tôi tin anh, vì
anh là người giỏi nhất
Sau
khi trói 2 tay, John Carter lại đi về phía trước từng bước chậm rãi, sang quả
núi bên kia rồi đi về an toàn trong sự thán phục tất cả mọi người. Anh lại đề
nghị:
-Lần này tôi sẽ vừa buộc
tay vừa bịt mắt. Mọi người có tin là tôi làm được việc ấy
không?
Mọi người đồng thanh hô
to:
-Chúng tôi tin vì anh là
người giỏi nhất
Anh
lại lấy 1 miếng vải đen buộc kín hai mắt, 2 tay trói chặt, từ từ bước lên sợi
dây trong sự hồi hộp của mọi người. Tất cả nín thở và dõi theo từng động-tác của
anh. Có người còn toát mồ hôi ướt cả áo vì lo cho anh. Không làm mọi người thất
vong, anh lại biểu diễn xuất sắc một lần nữa.
Vẫn chưa chịu dừng lại ở
đó, anh tiếp-tục hỏi:
-Giả
như tay tôi bị trói chặt, mắt tôi bịt kín và đây là con tôi. Tôi sẽ để nó lên
vai, rồi hai cha con tôi cùng đi trên dây thép. Mọi người có tin là tôi làm được
thế không?
Mọi người lại trả lời:
- Chúng tôi tin anh là
người giỏi nhất
- Mọi người có tin thật
không?
-Tin!
-Mọi người có thật sự
tin là tôi đi được không?
-Chúng tôi tin 100%
Lúc này, anh lại chậm
rãi nói:
-Quí
vị đều thật lòng tin tôi. Vậy bây giờ, tôi sẽ đặt con tôi xuống và lấy con của
các bạn thay vào đó, có ai tự nguyện làm việc này không?
Tiếng
nói của John Carter làm quả núi im phăng phắc, không ai dám nói là mình tin như
thế nữa…” (Truyện kể
có thể trích và dịch từ nhiều nguồn gốc).
Và, người kể lại có lời bàn về bài học
ở đời như sau:
“Các
bạn ạ! Giữa lời nói và sự thật có một khoảng cách, có nhiều sự việc qua đó mọi
người thấy khoảng cách ấy thật xa, thậm chí còn trái ngược sự thật. Muốn biết lời
nói có phù hợp với sự thật hay không, thì chỉ một cách duy nhất ta có thể nhận
ra được, đó là: THỬ THÁCH. Nhà khoa học yêu nướcMỹ Benjamin Franklin có một câu
nói rất chí lý khi ông bảo: "Nếu bạn muốn biết giá trị của đồng tiền như thế
nào, hãy cứ thử đi vay mượn một ít đi, hẳn rồi sẽ tỏ". (Truyện kể lại cũng rút từ mạng vi-tính
do bạn bè người thân rất gần gửi đến).
Và, nay là chuyện hỏi/đáp ở nhà Đạo
Sydney, vẫn có giòng chảy xuyên suốt những ý-kiến sau đây:
“Thưa Cha,
Là
bậc mẹ cha trong gia đình, chúng tôi thấy quan ngại về động-thái xảy ra ở một số
trường/lớp của ta, cả trường Công giáo cũng như công-lập trên toàn nước Úc. Và,
con em chúng ta nay tỏ ra không mấy chắc-chắn về ‘giới tính’ của chúng có thật
như thế mãi không? Và, Đức Giáo Hoàng đã nói gì về vấn đề này? Xin cho chúng tôi
vài giòng để có lập-trường vững-chắc khi bạn bè bàn cãi bọn tôi còn biết đường mà
xử-trí. Cảm ơn cha rất nhiều.”
Có cảm
ơn cha nhiều hay ít, thì đấng bậc đạo mình vẫn không màng đưa ra lời minh-xác rất
chính-chuyên, tức: vẫn lấy giấy bút ra viết cho tỏ tường, kẻo thiên-hạ coi thường
Đạo. Trắng đen tỏ tường bàn ở đây, đại để như sau:
“Đức
Phanxicô có nói và viết về vấn đề này, rất nhiều lần. Nay, cũng là dịp thuận tiện
để ta nắm rõ những gì ngài từng phát-biểu.
Nói
cách khác, tháng Hai năm nay 2019 vừa rồi, Thánh Bộ Giáo Dục của Tòa Thánh có
đưa ra một tài-liệu quan trọng về vấn đề đem lại lợi-ích cho trường Công giáo cũng
như các thể chế giáo dục này/khác. Tôi sẽ viết rõ hơn chuyện này vào lần tới.
Một
trong nội dung bài phát biểu của Đức Phanxicô được rút từ Tông thư Amoris
Laetitia (Niềm vui Yêu Thương) ban hành vào năm 2016, qua đó ngài có bàn về giới-tính
con người. Thêm vào đó, Ngài “chối từ là có sự khác biệt và nhân nhượng nơi bản
chất nam-nhân cũng như nữ-giới để định ra một xã hội không có khác biệt về giới
tính. Thành thử, từ đó xóa bỏ nền tảng nhân-chủng-học của gia đình.
Đây
là hệ tư-tưởng vốn dẫn đến chương trình giảng-dạy và ban-hành luật pháp nhằm
thăng tiến tính nhân-bản cũng như sự mật-thiết tách-biệt khỏi mọi khác biệt về
sinh lý nam-nữ. Vì thế nên, nhân-cách con người trở-thành một chọn-lựa mỗi
cá-thể là thứ lại cũng có thể đổi thay, với thời-gian.” (Đoạn 56)
Ở
đoạn khác, trong cùng bản-văn nói trên, Đức Phanxicô có viết là: “Người trẻ cần
được giúp đỡ để họ chấp-nhận chính cơ-thể mình như được tạo-dựng do họ nghĩ rằng
mọi người chúng ta vui hưởng uy-quyền tuyệt-đối trên các chuyển-biến tinh-tế nơi
cơ-thể con người... Giáo dục tình-dục phải giúp người trẻ chấp-nhận cơ thể của
mình tránh mọi kỳ vọng là sẽ biến mọi khác biệt về giới tính bởi lẽ con người
không còn biết cách đối-đầu với nó”. (đoạn
285)
Trong
một buổi họp kín với các giám mục Ba Lan nhân có chuyến viếng thăm nước này hồi
2016, Đức Phanxicô có nói: “Ngày nay, tại trường lớp ở nhiều nơi trên thế giới,
người ta đang giảng-dạy điều này cho con trẻ, và các trẻ bé ở đây được dạy rằng:
mọi người, ai cũng có quyền lựa chọn giới-tính cho riêng mình.” Đức Giáo Hoàng lại
đã trách-cứ điều mà ngài gọi là “thực-dân-hoá-ý-thức-hệ” được nhiều nước có ảnh-hưởng
lớn hỗ-trợ, và ngài thấy không tiện nêu tên nước ấy, nhưng thêm vào đó nhận-đinh
bảo rằng: “Đây quả là chuyện quái-gở”.
Đức
Phanxicô nói với các giám-mục hôm ấy rằng: ngài có bàn về vấn-đề này với Đức Giáo
Hoàng Biển Đức 16 và Đức Bênêđích 16 bảo: “Đây là thời con người phạm tội cả với
Thiên Chúa Đấng dựng nên đất trời và con người.”
Và,
Đức Phanxicô đã bình-luận về câu đó, bảo rằng: “Ngài thông minh đấy! Thiên Chúa
tạo nên người nam và người nữ, theo cách này, kiểu này và kiểu cách này, còn
chúng ta lại cứ làm chuyện ngược ngạo với Chúa.”
Trong
lần phỏng vấn kéo dài giờ với ký giả người Pháp là Domique Wolton dưới tựa đề:
Chính trị và Xã-hội: Chuyện trò với Dominique Wolton, Đức Giáo Hoàng có bảo:
“Quả thật đằng sau tất cả những chuyện này ta nhận ra hệ tư-tưởng về giới-tính.
Trong sách vở, con trẻ lại được dạy rằng: con người có thể thay-đổi giới-tính của
con người, Thế thì, có phải là chuyện giới tính, tức: trở-thành nam-nhân hay nữ-phụ,
là một chọn-lựa chứ không là sự-việc của thiên-nhiên, đất trời? Đây là điều dẫn
đến sai lầm là thế!”
Trong
Tông-thư Laudato Si (ban hành năm 2015) ngài có đề-cập đến “hệ sinh-thái con
người” là thứ “tôn-kính” nhân-cách con người như hữu-thể người” và mối
tương-quan thiết-yếu giữa cuộc sống của ta với “luật luân thường đạo lý là những
thứ được ghi trong bản-chất của chúng ta.” (sđd đoạn 154-155)
Trong
buổi thảo-luận chuyên-đề hồi tháng Mười Một năm 2014 bàn về sự Bổ sung giữa
Nam-nhân và Nữ-giới do Thánh bộ Tín-lý và Giáo-điều tổ-chức, Đức Giáo Hoàng
Phanxicô có nói đến tầm quan-trọng của gia đình thiết-lập giữa một nam một nữ cốt
để sinh con đẻ cháu khuếch trương lên.
“Con
trẻ, chúng có quyền được lớn lên trong gia-đình có mẹ có cha là những vị có khả-năng
kiến-tạo một môi-trường thích-hợp cho con trẻ sinh sôi nảy nở hầu phát-triển cả
về mặt cảm-xúc. Đó là lý do tại sao trong Tông Thư cổ vũ mang tên “Ebangelii
Gaudium, tôi có nhấn mạnh đến sự cần thiết đóng góp của hôn nhân đối với xã-hội,
là sự đóng góp vốn ‘thăng-tiến cảm-giác cũng như nhu-cầu thoáng chốc của đôi vợ
chồng.” sđd đoạn 66)
Tháng
Bảy năm 2010, khi còn làm Tổng Giám mục thành Buenos Aires, khi ấy quốc hội
Argentina cũng đã tranh-luận nhằm đề ra dự-luật hợp-pháp-hóa “hôn-hân đồng
tính”, ngài có viết một bức thư gửi 4 Dòng nữ chuyên về Chiêm niệm ở trong nước
yêu cầu các nữ tu này cầu nguyện cho dự luật này bị đánh bại.
Trong
thư ấy, Đức Giáo Hoàng lại cũng nói: “Nay thì tính-chất và sự tồn tại của
gia-đình gồm một cha, một mẹ và các con cái đang có nguy-cơ biến-dạng. Cũng thế,
lại cũng có nguy cơ như thế xảy ra với sự sống của nhiều con trẻ bị kỳ-thị sớm khiến
gia đình không còn phát-triển gồm người cha, người mẹ như ý-muốn của Thiên Chúa
nữa. Nguy cơ còn thấy nơi việc phá bỏ luật của Chúa từng khắc sâu trong tâm-khảm
chúng ta.
“Ta
cũng đừng ngây thơ ỡm ờ nữa. Đây, đơn giản chỉ là cuộc tranh-đấu biện-luận về
chính-trị mà thôi, nhưng lại những muốn phá-hủy kế-hoạch của Chúa. Đây không chỉ
là dự-luật (tức: chỉ là công-cụ) nhưng là “nước cờ chuyển động” của người cha lếu
láo đang tìm cách khiến cho con cái Chúa bị hoang mang và thất vọng thôi”. (X. Lm John Flader, The lie of gender ideology, The Catholic
weekly 28/7/2019 tr. 19)
Cha
đạo nhà có mình nói gì thì nói, chúng dân ngoài đời vẫn cứ khư-khư bảo vệ ý-tưởng
sai lạc của họ một cách rất kiên trì. Cụ đạo mình, lâu nay dù có muốn “sống chết
mặc bay” bỏ ngoài tai mọi ý-kiến của dân thường ở huyện quyết bảo-vệ giòng tư-tưởng
mà cụ cho là chính-đáng như mọi lúc, ngang qua lý lẽ mà người kể truyện đặt tên
cho là “Đắc ngộ” cũng rất ‘ngộ’ như sau:
“Nghe
thiên hạ đồn rằng ở đất nước Bhutan chùa thật không phải chùa giả, sư thật
không phải sư quốc doanh, tu thật không phải tu lưu manh, nên vợ mình dắt mình
sang gửi tu học kết hợp cai rượu. Sau khi nghe vợ mình trình bày tiểu sử rượu
bia của mình, nhà sư bèn hỏi:
-Ngươi uống rượu có
thích không?
-Thưa thầy thích, rất
thích.
-Ngươi uống rượu có ngon
không?
-Thưa thầy ngon, rất
ngon.
-Rượu chỉ mang đến cảm
xúc vậy thôi sao?
-Thưa
còn nữa, mỗi lần uống rượu con thấy vui tươi, hoan lạc, yêu đời, yêu người, yêu
thương, độ lượng, tha thứ, hào hiệp. Có chai rượu ngon con gọi bạn bè đến, có
món ăn ngon con mời bạn bè đến. Uống rượu, đọc thơ và nói những lời tử tế.
-Thôi ngươi hãy về đi, đừng
đến đây gặp ta làm gì nữa.
-Thầy không nhận những
thằng uống rượu làm đệ tử phải không thầy?
-Không,
ta tu tập 50 năm để được sống thích thú, vui tươi, hoan lạc, yêu đời, yêu người,
độ lượng, tha thứ, hào hiệp nhưng vẫn chưa đạt đến cảnh giới đó. Còn ngươi chỉ
uống rượu lại đạt đến cảnh giới cao nhất của đạo.
-Nhưng thưa thầy con muốn
học đạo.
-Đến
với đạo có nhiều đường. Ta ăn chay, tụng kinh, niệm Phật. Ngươi uống rượu, đọc
thơ, nói lời tử tế. AI THÀNH TÂM THÌ THIỆN NGỘ!
Nói
xong nhà sư quay lưng đi, để lại mình bơ vơ trong sân tu viện. Vợ mình "dắt"
mình về, nói từ nay sẽ cho thêm tiền mua bia.” (Tửu đồ khuyết danh)
Truyện
đến đây cũng khá dài, thiết tưởng bạn và tôi, ta nên đi vào vùng trời văn
chương có những nhận-định này/khác về đời người với những đoạn viết vui vui như
sau:
“Một
người Pháp, một người Mỹ và một người Việt chính-tông tranh-luận xem Ađam và
Evà vẽ trên hình là người nước nào.
Ông người Pháp tuyên bố
trước:
-Trụy lạc trước cả Thượng
Đế như thế chỉ có thể là dân Pháp, thôi.
Người Mỹ lại tỏ bày:
-Tự
do đến mức có thể sống phúc hạnh, chỉ cần đừng sờ đến trái táo, thế mà họ cũng
không chịu nổi sự cấm đoán đó chỉ có thể là dân Mỹ… cồ!
Trong khi đó, người Việt nọ lại góp ý:
-Quần
áo chẳng có mà mặc, nhà cửa không nơi
nương náu, thậm chí ăn mỗi quả táo cũng bị cấm, thế mà vẫn bảo là mình sống
trên thiên đường vạn vật, phải chăng người ấy là Đại Cồ…Việt?” (Truyện kể rất thoáng do dân mạng
vi-tính chế biến, chứ không thật)
Kể lể
hoặc chế biến thế nào cố để có đôi giòng kết luận gọn trong đầu mà thôi. Nay mời
bạn mời tôi, ta về lại với ca-từ được nghệ sĩ trên từng cất tiếng hát rằng:
“Đàn chim tung cánh xa khuất mờ
Chiều thu lưu luyến màu thương nhớ.
Nhớ mái đầu ai nhuộm nắng vàng.
Buồn biết bao giờ cho hết nguôi.
Lòng ta ai oán man mác sầu.
Nhìn xa xôi nhớ thầm mong ước.
Như sóng trùng dương theo cánh buồm.
Là lúc quên đời không tiếc thương…”
(Lâm
Tuyền – bđd)
“Sóng trùng dương theo cánh buồm, là
lúc quên đời không tiếc thương”, cả
những gì tốt xấu cũng như thế. Tức: không tiếc xót những điều mình ước và mong,
tự thuở nào. Và ở đâu chăng nữa, cũng thế thôi.
Trần Ngọc Mười Hai
Rồi ra, cũng chẳng tiếc chẳng thương
Những gì không cần thiết
đến mai sau.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
1 comment:
Great bllog you have here
Post a Comment