Chuyện
Phiếm đọc sau ngày Lễ Mình Máu Chúa năm C 23/6/2019
“Ngày xưa xa xôi em rất yêu màu tím”
Ngày xưa vô tư em sống trong trìu mến
Chiều xuống áo tím thường thướt tha
Bước trên đường gấm hoa
Ngắm mây chiều lướt xa.”
(Hoàng
Trọng – Ngàn Thu Áo Tím)
(Mc 1: 32)
Áo Tím,
áo xanh, áo hồng nào khác gì nhau? Chỉ khác mỗi điều là người mặc nó có thích
hợp hay không mà thôi. Không tin ư? Mời bạn nghe những đoạn tiếp có câu hát,
như sau:
“Từ khi yêu anh anh bắt xa màu tím
Sầu thương cho em mơ ước chưa kịp đến
Trời đã rét mướt cùng gió mưa
Khóc anh chiều tiễn đưa
Thế thôi tàn giấc mơ.
Anh xa xôi bóng mưa giăng mờ lối
Anh xa xôi áo bay trong chiều rơi
Anh xa xôi áo ôm tim lẻ loi
Tím lên khung trời nhớ nhung đầy vơi
Mưa rơi rơi bóng anh như làn khói
Mưa rơi rơi bóng anh xa ngàn khơi
Mưa rơi rơi có hay chăng lòng tôi
Có hay bao giờ bóng người yêu tới
Từ khi xa anh em vẫn yêu và nhớ
Mà sao anh đi đi mãi không về nữa
Một bóng áo tím buồn ngẩn ngơ
Khóc trong chiều gió mưa
Khóc thương hình bóng xưa
Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím
Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím
Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau
Tháng năm càng lướt mau
Biết bao giờ thấy nhau.......”
(Hoàng
Trọng – bđd)
Cuối cùng
ra, cũng chỉ là: “Khóc trong chiều gió
mưa”, “Khóc thương hình bóng xưa” và/hoặc “biết bao giờ thấy nhau…” Đúng là như thế. Biết bao giờ gặp nhau,
thấy nhau dù đang ở sát ngay bên cạnh. Cạnh hông. Cạnh nhà và cạnh sườn…
Trong
cuộc đời người, có nhiều tình huống trong đó người người ở sát cành hông mà như
không thấy, không gặp hoặc không ưa. Ưa sao nổi cuộc đời toàn chuyện “tréo cẳng
ngỗng” rối bời. Thật hết biết. Rối nhưng không bời, toàn những chuyện như sau:
“Truyện rằng:
- Bác sỹ có thể cho thuốc về nhà uống được không? Tôi không muốn nhập viện,
nhà tôi đơn chiếc lắm!
-Con bà đâu? Bà đi khám bệnh một mình à?
- Tụi nó đi làm hết rồi.
- Bận rộn đến nỗi để mẹ già 75 tuổi bệnh nặng đi khám bệnh một
mình sao?
Mình hỏi xong tự dưng thấy có lỗi với bà cụ, bởi
câu hỏi đó chỉ làm bà tủi thân và xót xa. Người cần nghe thì không có mặt ở
đây.
Bà cụ ngồi đối diện với mình dáng vẻ gầy guộc
như cành khô, chỉ cần một cơn gió mạnh là có thể xuôi tay về đất. Đường huyết
480 mg%, Na+ 157, Creatinin 2,5mg%, ECG : rung nhĩ đáp ứng thất nhanh....
Vậy mà ...
Mình biết cho thuốc gì bây giờ? Insulin ư? Bà cụ có chích
insulin được không? Nhìn đôi mắt ngân ngấn lệ mà se sắt trong lòng. Ngỡ như
mình đang "kiệt" nước.
- Bà ơi, bà nghe lời con nhập viện đi. Bệnh bà nặng
lắm. Bà có thể vào hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu.
- Không được đâu. Bác sĩ cứ cho thuốc đi.
- Bà đọc số điện thoại con bà đi, con gọi cho. Bệnh của bà phải
nhập viện.
Bà cụ nhìn mình một hồi rồi mới lập cập giở tờ
giấy lận lưng có ghi số điện thoại con mình.
- Alô, phải chị là con bà Nguyễn Thị A không?
- Đúng rồi.
- Mẹ chị bệnh nặng lắm, phải nhập viện.
- Cho thuốc về được không? Bả còn phải coi nhà và hai đứa nhỏ
nữa. Vợ chồng tui chiều nay có cuộc họp quan trọng.
- Chị nói đùa hay sao vậy? Tôi là bác sĩ đang khám cho bà
đây.
Mình gần như quát lên trong điện thoại.
- Vậy thôi, nhập thì nhập. Mà ở bệnh viện đó có dịch vụ thuê
người nuôi bệnh không?
Bây giờ mình mới hiểu được tại sao bà cụ không
muốn nhập viện. Ôi ... giá như mình đừng
hiểu, đừng cố nhìn thật sâu vào lòng người ....
Nhiều khi chúng ta mê mải với cuộc mưu sinh, mà
quên còn mẹ ở bên, bạn nhỉ? Hay do tình yêu và sự hy sinh của mẹ quá thầm lặng,
đến nỗi chúng ta không cảm nhận được!
Mỗi đêm chúng ta đi làm về, vội lao vào chiếc
tivi xem trận đá bóng ngoại hạng, xem cô ca sỹ hở hang bốc lửa hát... mà quên hỏi
mẹ hôm nay có khỏe không, ăn có ngon miệng không, mùa mưa về khớp xương có nhức
mỏi hơn không?
Có bao giờ chúng ta mua tặng mẹ một chiếc áo, một
nhành hoa? Có bao giờ chúng ta chở mẹ lang thang phố, hay ghé vào một quán nào
đó, ngồi lặng im bên mẹ và nhìn mẹ ăn?
Rồi một ngày không xa, chúng ta vội vàng đưa mẹ
đến phòng cấp cứu trong cơn nguy kịch. Rồi một ngày bác sĩ nhìn chúng ta lắc đầu
hỏi : Sao anh chị không đưa bà đến đây sớm hơn?
Rồi chúng ta ngỡ ngàng hối tiếc ... Mẹ đã ra đi.
Bây giờ bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu tiền của cũng không thể nhìn thấy thêm một
lần nữa nụ cười hiền từ bao dung của mẹ.
Trở về sau cuộc cờ tàn.
Bàn chân con bước bao lần chông chênh.
Bao lần khó ngủ trong đêm.
Lời ru của mẹ biết tìm nơi đâu?.” ST( từ cuộc sống và suy ngẫm)
Màu tím ở đời thường như thế. Còn, mầu sắc của những suy-tư trong
Đạo có gì khó hiểu và khó thấy để rồi giáo-dân ở đời lại cứ chất vấn đấng bậc vị
vọng. Chất vấn cả về giới tính nam/nữ như vấn-nạn được đặt ra và được giải-mã
như sau:
Trước
nhất là vấn-nạn hỏi rằng:
Và,
vấn-nạn ở trên được đấng bậc vị vọng ở Sydney, giải thích như sau:
“Bản
thân tôi cũng không hiểu gì về chuyện ấy. Hãy lấy một ví dụ khác như bầu khí trong
Giáo hội Công giáo, như địa hạt chính trị từng khai thác chuyện đó rất triệt để,
bắt đầu bằng một mục tiêu cao cả để được đưa vào nghị-trình; rồi đến chủ-trương
chống kỳ thị nam/nữ trong ngôn-ngữ. Nhưng kỳ thực, chị là người phụ-nữ đưa ra vấn-nạn
và tôi dám chắc là ngoài chị ra, cũng có nhiều nữ-phụ giống như chị cũng không
thấy vấn đề gì khi ta thường xuyên nhìn Chúa như một “nam-nhân”.
Thế
nhưng, vấn-đề nằm ở chỗ nào? Vừa rồi, có nữ-phụ nọ là phát-ngôn-viên cho một
trường nữ ở Sydney tuyên bố với truyền-thông/báo chí để bảo rằng: các chị vẫn
tin vào Chúa dù Ngài là nam hay nữ. Và các chị này, lại sử-dụng ngôn-từ không
giới tính mỗi khi cầu nguyện cùng Ngài và với Ngài. Nói cách khác, thì Chúa của
ta không còn là nam-nhân nữa. Trong khi đó, các trường Công-giáo khác ở thành
phố này, kể cả trường nam nổi tiếng kia, ít nhất cũng tuyên bố hệt như thế tức:
họ gọi Chúa là Đức Ngài, thay vì “ông Trời” .
Lại
cũng có hiệu trưởng trường trung học nọ, từng nói với truyền thông/báo chí bảo
rằng: trường của ông quyết tâm sử dụng ngôn-ngữ một cách trung-lập, tức là: Ngài
không là Ông Trời cũng chẳng là Bà Chúa gì hết. Mọi lời cầu-nguyện mà trường
này sử-dụng trong/ngoài lớp học, cũng không qui về Đức Chúa là Nam-nhân hay Nữ-phụ
nào hết.
(Lm
John Flader Scrolls give us confidence,
The Catholic Weekly 24/2/2019 tr.21)
Cũng
vào một buổi chiều có “chân trời tím” ấy, Chúa đã làm những việc lạ lùng và được
ghi lại như sau:
“Chiều đến, khi mặt trời
đã lặn,
người ta đem mọi kẻ ốm
đau
và những ai bị quỷ ám đến
cho Ngài.
Cả thành xúm lại trước cửa.
Đức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm
đau
mắc đủ thứ bệnh tật,
và trừ nhiều quỷ,
nhưng không cho quỷ nói,
vì chúng biết Ngài là
ai.”
(Mc
1: 32)
Chúa
tỏ mình ra bên ngoài khi trừ quỷ, đúng vào lúc “mặt trời đã lặn”, tức: vào chiều
tối khi ánh sáng mặt trời đã ngả về Tây, tức đã tắt lịm. Điều này có nghĩa:
Chúa thường làm những chuyện “lạ lùng” khi ánh sáng không còn tỏ tường như mọi
người tưởng. Nói thế, có người bảo rằng: đó là lúc con người mắt thịt không tài
nào nhận ra. Nhưng, bằng vào con mắt của sự tin tưởng, sự việc Chúa làm mới đầy
ý-nghĩa.
Xem
thế thì, mắt thị loài người thường quen với ánh sáng dìu dịu, vào buổi chiều. Còn,
con mắt của niềm tin lại cũng khác. Mắt này chẳng cần nhìn, cũng vẫn thấy. Và
vì thấy, nên đã tin. Tin, cách chắc nịch như đấng bậc dùng lời lẽ có hơi trừu
tượng để giải thích như sau:
“
(Lm
John Flader, A gender neutral God?,
The Catholic Weekly 16-6-2019, tr.21)
No comments:
Post a Comment