Saturday 22 November 2014

“Mùa xuân đến em lên đồi gọi gió,”



Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ nhất Mùa Vọng năm B 16-11-2014

 “Mùa xuân đến em lên đồi gọi gió,”
Thả đam mê và buông những ưu phiền.”
(Nhạc: Anh Bằng/Thơ: Trần Mộng Tú – Gọi Anh Mùa Xuân)

(2 Cor 1: 3-5)
            Ưu-phiền thật đấy, chí ít là khi cả anh lẫn em đều nghe truyện kể không lê thê ướt át, nhưng vẫn buồn. Buồn làm sao, khi người kể cứ kết vội câu chuyện ngăn ngắn bằng những tiếng, rất như sau:

            Một ông kể lại chuyện cãi nhau với vợ :
            Vợ tôi hỏi: Trên TV có gì không anh?
Tôi trả lời: Có rất nhiều bụi bặm, chắc tại em quên lau.
Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
Cuối tuần, vợ tôi muốn đi đến một nơi thật đắt tiền.
Tôi chở bả tới tiệm bán xăng.
Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
Ngày mai sinh nhật bà xã tôi, tôi hỏi bả muốn gì? Bả nói bả muốn một cái gì láng cóng, đi từ 0 tới 200 trong vòng 3 giây. Tôi mua cho bả cái cân nhỏ để trong phòng tắm.
Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
Vợ tôi khỏa thân đứng trước tấm gương ngắm nghía 5 phút rồi bảo tôi:
- Em thấy hình như em ốm đi và giảm cân một chút phải không anh?
Tôi nói: Chắc em cần phải đi bác sĩ mắt khám lại.
Thế là hai vợ chồng cãi nhau
Vợ tôi khỏa thân đứng trước gương ngắm nghía 5 phút rồi lại bảo tôi:
- Sau hai mươi năm lấy nhau, em thấy mình già hơn, mập hơn và xấu hơn trước nhiều phải không anh? Em buồn quá, ơ anh nói gì đi chứ.
Tôi nói: Tuy vậy mắt em vẫn còn tốt như hai mươi năm về trước, 20/20.
Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
Kỷ niệm hai mươi năm cưới nhau, tôi hỏi bả muốn đi đâu.
Bả nói: Em muốn đi đến một chỗ mà từ lâu em đã không đặt chân đến.
Tôi nói: Ủa em muốn vào trong bếp hả?
Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
Vợ tôi hỏi: Anh ơi cái quần xanh này có làm mông em to hơn không anh?
Tôi nói: Ừa, nhưng mà không to bằng cái quần trắng hôm qua.
Thế là hai vợ chồng cãi nhau. 
Khi đi ngang qua tiệm Walmart, tôi mua 4 cái vỏ bánh xe hơi, vợ tôi
cằn nhằn: "Anh mua vỏ bánh xe làm gì, anh đâu có xe đâu".
Tôi nói: Chứ hồi nãy em mua 4 cái xu - chiêng anh có cằn nhằn gì em đâu?
Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
Tôi nói: Sau ngày cưới em anh thành triệu phú.
Vợ tôi: Em hãnh diện quá. Có phải nhờ em anh thành công không?
Tôi nói: Trước khi cưới em anh là tỷ phú.
Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
Vợ tôi: Ngày cưới em có phải là ngày vui nhất đời anh không?
Tôi nói: Không! Chỉ là ngày vui hạng nhì thôi.
Vợ tôi: Chứ ngày vui thứ nhất là ngày gì?
Tôi nói: Là cái ngày em về bên má em 3 tuần. Giời ơi ngày nào cũng xỉn.
Thế là hai vợ chồng cãi nhau. Giận dỗi.
Trước ngày Tình nhân vợ tôi nói: "Đêm hôm qua, em nằm mơ thấy anh tặng em cái nhẫn hột soàn, thế nghĩa là gì hả anh?"
Ngày lễ Tình nhân tôi tặng nàng cuốn sách "Đoán điềm giải mộng".
Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
Tôi đăng báo bán: "Một quyển từ điển Bách Khoa Việt Nam, dày 3.000 trang còn mới giá rẻ hơn 200 nghìn đồng, lý do lấy vợ tháng vừa rồi không cần nữa, có vợ cái gì cô ấy cũng biết hết"
Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
Thói quen hoặc chủ-trương cãi vã/tranh-luận giữa hai vợ chồng hoặc hai bạn tình, là cvhuyện dài ở huyện.Chuyện dài ấy, còn kéo lê cả đến tư-thế sống giữa nhiều người như truyện kể ở bên dưới:

Tôi với vợ tôi vào phòng khám bệnh nha khoa.
- Bác sĩ nhổ răng tốn bao nhiêu tiền vậy?
- 100 USD
- Ồ! Đắt quá bớt được không?
- Nếu không dùng thuốc tê 80 USD.
- 80 USD vẫn đắt.
- Nếu nhổ bắng cái kìm bình thường để nhổ đinh thì 40 USD.
- Vẫn còn đắt.
- Ok 20 USD nhưng học trò tôi sẽ nhổ chứ không phải tôi.
- Được... được. Em, em mau mau ngồi xuống trước khi bác sĩ đổi ý.
Lần này hai vợ chồng uýnh nhau chứ không cãi nhau.
Tôi hỏi: Tối hôm qua em đi đâu, suốt đêm không về?
Vợ nói: Em ở bên nhà con Phượng - bạn thân em, đánh tứ sắc suốt đêm.
Tôi nói: Em học tính nói láo từ hồi nào vậy? Anh ở bên con Phượng suốt đêm có thấy em đâu?.
Lần này suýt chút nữa phải gọi xe cứu thương, con vợ gì đâu dữ dằn quá! (trích truyện kể do sưu-tầm-gia ký tên là St siêu tầm để cho vui)

Siêu-tầm hay sưu-tầm chuyện ngoài đời, giữa vợ chồng như thế nghe cứ như là chuyện thật và vẫn cứ là chuyện thật ở đời.
Siêu-tầm hay truy-tầm chuyện kể xảy ra ở nhà Đạo mình về một số đề-tài thần-học hay triết-lý tuy không có những câu kết ngăn ngắn như thế, nhưng vẫn có ý/lời được nói rõ rất như sau:

Ngày 7 tháng Năm 2006, tuần báo The Catholic Weekly ở Sydney, trong mục giải đáp thắc mắc, Lm John Flader có trả lời một số câu hỏi do bạn đọc gửi đến những vấn nạn như: tại sao Đức Giêsu phải chết? Ngài chết có phải để chứng minh rằng Thiên-Chúa yêu thương loài người chúng ta không? Phải chăng Ngài chết cách đặc-biệt như thế là để cứu ta khỏi mọi tội của gian trần? Ngài chết đi, hẳn cũng vì lý do chính-trị nào đó chứ? Phải chăng Ngài chết chỉ cốt để thách-thức giới cầm-quyền ở nhiều nơi mà thôi không? Chết như thế, là Ngài để lại cho ta một bài học khách quan và đơn giản? Phải chăng Ngài có chết, mới đem đến cho ta sự tha-thứ có từ Thiên-Chúa-là-Cha? Và đơn giản hơn, nội việc Ngài chết đi cũng đủ nói lên quan-điểm/lập-trường nào đó khiến mọi người đều quan-tâm? vv..

… Lm John Flader lại đã không trả lời các câu hỏi do người đọc đưa ra như một tổng-thể để bàn thảo, nhưng ông lại gộp chung các vấn-nạn trên thành thắc-mắc duy-nhất chỉ hỏi rằng: phải chăng Đức Giêsu chết đi là để cứu-chuộc loài người, tức Ngài đã đền bù tội lỗi của con người rồi? Câu trả lời là: Có! Lm John Flader vẫn cho rằng cụm-từ “cứu-chuộc” hoặc “cứu-rỗi”, “cứu độ” ngang bằng cụm từ “đền bù tội lỗi”, thế thôi. Mặt khác, ông cũng chẳng bình-giải hoặc định-nghĩa tự-vựng nào cho riêng rẽ, hết. Ông cho rằng, khi trả lời “có” với luận-điểm tuyệt-đối như thế mới phù-hợp với huấn-thị trước-sau-như-một của Kinh Sách và Thánh-truyền ở Đạo mình.

Nhưng sau đó, ông lại trưng-dẫn một số chương/đoạn rút từ Kinh Sách rồi gọi đó là nền-tảng của Giáo-hội. Có 6 đoạn Kinh Sách được ông trưng-dẫn cũng trong cùng mục-đích đó. Có đoạn tập-trung vào câu chuyện được bàn-thảo nhiều hơn chương/đoạn khác. Tuy nhiên, đoạn nào cũng bao gồm các tự-vựng như: cứu-chuộc, tội lỗi, thứ-tha, hoà-giải, chuộc tội. Làm thế, chỉ cốt trả-lời cho các thắc-mắc thông thường có liên-quan đến vấn-đề đặt ra. Nói cách khác, ông làm như thế cũng đủ để đáp-ứng và thực-hiện mục-tiêu đề ra trong một bài viết khá ngắn cho tuần báo đạo. Bởi, tất cả đều dẫn đến cao điểm là lời trích từ kinh Tin Kính có từ thời Công đồng Nixêa trong đó có câu nói được nhấn mạnh, là: “Vì loài người chúng tôi và để cứu-chuộc chúng tôi”.
Đã đành là, ngôn-từ đặt ra như thế từng thấy có trong văn-bản Kinh Sách và Thánh-truyền đã từ lâu. Tuy nhiên, bản dịch tiếng Anh đâu phải lúc nào cũng giống thế. Thông thường, thì tự-vựng được dùng có mục đích để chuyên chở tính-cách được diễn-tả ở tiếng Hy-Lạp là bản-văn gốc được sử-dụng ngay từ đầu, tức cho thấy rằng: khi tác-giả viết những điều như thế thành lời nói là cốt sử-dụng cho mục-đích viết ra, mà thôi. Tính-cách này được tiếp-tục suốt năm thập-niên qua hoặc còn xa hơn nữa, từ một nền văn-hoá khác với văn-hóa của chúng ta.

Ngôn-ngữ ta sử dụng, là để diễn-tả các tư-tưởng không có ở kinh-kệ và/hoặc Sách thánh được dịch sang tiếng Anh. Những lời như thế, tuyệt nhiên, không mang tính hời-hợt bên ngoài nhưng là hiểu theo cung-cách thần-học, chúng còn phong-phú hơn cụm-từ giản đơn, như: “cứu-chuộc”, “đền bù tội lỗi”. Thời xưa, các tự-vựng này nói lên thứ gì đó khác hẳn lời dịch mà ta thường dùng ở nhiều nơi. Truyền-thống Giáo-hội, chẳng bao giờ mang ý-nghĩa nào như mấy tự-vựng ở trên muốn chuyển-tải cả. Đúng hơn, làm thế như là để cho giới kinh-điển ta suy nghĩ thêm về niềm tin mình đang có…”

Trong lời giải-đáp thắc-mắc trên tờ The Catholic Weekly, Lm John Flader còn trích dẫn hai đoạn Kinh Sách trọng-yếu khác, đó là Tin Mừng thánh Mát-thêu đoạn 20 câu 28 và đoạn 26 câu 28, đại ý nói: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người". Còn, đoạn sau ghi: “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội”.

Nói chung thì: ở hai trích-dẫn này, tác-giả Mát-thêu đều rút từ Tin Mừng do thánh Máccô viết trước, nhưng đã không thay-đổi điều gì, trong đó. Tự-vựng chính được thánh-sử ghi, lại đã biểu-hiện một cách chính-xác việc Chúa “ban-phát Tâm-Thân của Ngài như một đảm-bảo cho lời hứa với quần-chúng nói chung, chứ không riêng gì cho người Do thái, thôi.”

Hôm nay, chúng ta đã đi vào với ý-nghĩa chính của văn-bản trọng-yếu này. Điều này, muốn nói rằng Đức Giêsu đã chọn con đường đi vào với thứ chính-trị hoặc thứ nào đó không mang tính quyền-lực, cốt để ra khỏi cuộc chạy đua phù-phiếm vốn tạo nên mọi khó khăn và vi-phạm nơi con người để rồi tìm được ở nơi đó sự tự-do vượt khỏi mọi hình-thái của mọi quyền-lực, rất bức bách... (x. Lm Kevin O’Shea CSsR, Ơn Cứu-Chuộc và giòng tuy-tư cùng một chiều, www.thanhlinh.net ngày 1/5/2014)

Để ra một bên điều mà có thể sẽ có người cho rằng đây chỉ là một tranh-luận thần-học giữa hai đấng bậc nhà Đạo. Nhưng thực ra không phải thế, và hơn thế. Hơn thế, ở chỗ: là đấng-bậc dẫn dắt người thường về thần-học, cũng nên có động-thái thận-trọng sau khi đã học rộng hiểu nhiều hơn người khác.
Đó là ý-kiến của bậc thày thần-học kinh thánh hơn 40 năm sống ở Sydney, như sau:

“Ở cuối bài viết, Lm John Flader có đề-cập đến tự-vựng “chén máu” trong Tiệc Tạ Từ khi Chúa nói: “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội”. Lm John Flader trích câu này từ Tin Mừng thánh Mát-thêu đoạn 26 câu 28. Trong Tin Mừng Nhất Lãm, chỉ có mỗi thánh Mát-thêu là tác-giả duy-nhất sử-dụng thành-ngữ “muôn người được tha tội”, là ở đây…

Bài viết trên tuần báo nói ở trên, Lm John Flader lại tiếp tục khẳng-định rằng: nhờ vào giáo-huấn rút ra từ văn-bản như thế, Hội-thánh của ta luôn chủ-trương rằng: Con-Thiên-Chúa-làm-người đã cứu-chuộc ta bằng cái chết khổ nhục trên thập-tự. Và, công-cuộc cứu-chuộc của Ngài tựa hồ như con đường tắt-ngang đưa dẫn người bị mờ-mắt vào với ý-nghĩa của văn-bản. Và, văn-bản đây có thể cũng cùng một ý-nghĩa ra như thế. Nói thế, tức: muốn hiểu sao lại thế, thì có lẽ, ta cũng nên tạo một thế quân-bình bằng động-thái quay về với công-việc của Ủy-Ban Thần-Học Quốc-Tế là cơ-quan từng đăng-tải vấn-đề này.

Đấng bậc phụ-trách dẫn dắt công việc này, khi ấy, là Hồng Y Ratzinger. Và, chính Hồng Y Ratzinger -sau này là Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16- đã có thẩm-định riêng của ngài ngang qua tư-cách của nhà thần-học chính-mạch. Có thể là: ngôn-từ diễn-tả nơi câu viết: “Máu Giao Ước đổ ra cho muôn người được tha tội”, nếu không giải-thích cho rõ, có thể sẽ khiến ta có cảm-tưởng rằng: tự nơi thâm-tâm của những người từng nghĩ đến, thì văn-bản đây không cố ý diễn-tả chỉ chuyện ấy theo nghĩa đen, thôi.                                            

Cuối cùng thì, linh mục John Flader lại kết-thúc bài viết của ông bằng hai đoạn trích rút từ sách Giáo-lý Hội-thánh Công-giáo để dẫn-chứng cho điều ông biện-minh trước đó. Hai đoạn trích này đều nói về việc Đức Giêsu là Đấng Bậc ở trên cao đã “kiến-tạo” nên tội “tổ-tông” để rồi hậu-quả của tội này lại sẽ đổ lên đầu cộng-đồng nhân-loại. Thật ra thì, sách Giáo-lý Hội-thánh Công-giáo cũng để ra hai đoạn viết riêng-rẽ, tách-bạch cùng qui về tội “tổ-tông”, nhưng cả hai lại không ăn-khớp với nhau cách trọn-hảo, như ta tưởng. (Ở đây, xin mở thêm một dấu ngoặc để nhắn với anh em rằng: sau đây, ta sẽ dành ra nguyên một chương để bàn về tội “tổ-tông” cho ngọn ngành, ra nhẽ).

Tuy nhiên, cũng nên nói ngay ở đây rằng, thành-ngữ “kiến-tạo nên sự việc”, là ngôn-từ dù không do Lm John Flader chọn, nhưng cũng đã đề-nghị một quan-điểm thần-học riêng-tư mà Hội-thánh chưa từng dính-dự vào đó theo cung-cách biệt-lập, có một không hai.

Lạ thay, các đoạn trích mà Linh mục John Flader sử-dụng lại không phù-hợp với khuôn-khổ của bài giải-đáp thắc-mắc đăng trên báo, do không đủ chỗ, để người đọc có thể qui-chiếu số lượng khổng-lồ gồm các nghiên-cứu/học-hỏi nghiêm-túc về cuộc đời của Đức Giêsu trong vòng chỉ hơn một phần tư thế-kỷ, thôi. Bởi những điều như thế, đều dựa trên căn-bản chú-ý nhiều vào trọng-tâm của bản-văn đến độ có thể khiến người đọc thêm băn-khoăn/bối rối về văn-bản và về lời bình-giải nội-dung mang tính lịch-sử nơi các sự-kiện xảy đến với đời Ngài. Cũng từ đó, lại thấy xuất-hiện ảnh-hình đặc-trưng cho thấy cung-cách Đức Giêsu từng sống như thế nào và Ngài chết ra làm sao.

Quả là, Đức Giêsu đã sống kết-hợp với người nghèo hèn sống ở thời Ngài, từng bị ức-hiếp đến mức độ ra sao. Và, Ngài đã đứng lên bênh-vực họ để chống lại quyền-lực trần-thế và giới cầm-quyền từng áp-bức những người yếu thế. Ngài cũng đã khổ-sở vì hậu-quả các động-thái ấy khi giới có quyền và nắm trong tay quyền-lực đã loại bỏ Ngài rồi giết chết Ngài cách thảm-hại. Nhưng Ngài lại đã trỗi dậy từ cõi chết do Thiên-Chúa của những người nghèo hèn ấy đã nâng nhấc Ngài. Và, Thiên-Chúa đã thuỷ-chung ở với họ và với Đức Giêsu, cốt duy-trì công-việc của Chúa sống-động mãi, ngang qua động-thái giải-trừ mọi độc-hại của quyền-lực.

Động-thái giải-trừ, không là trò chơi được sử-dụng để thay cho quyền-lực; nhưng là để khước-từ mọi quyền-uy thế-lực đến từ bất cứ nơi đâu, chốn gian-trần. Và, đó lại là ý-nghĩa rất mới được Chúa đưa vào làm thành-phần ngôn-ngữ cũ/xưa của Kinh Sách, tựa hồ như tự-vựng “ơn cứu-chuộc”, ta thường dùng. Chúa đưa vào đó bằng cách-thế mới của sự sống không quyền-uy thế-lực nào hết.

Đến đây, tôi muốn trở về với các câu thắc-mắc ban đầu người đọc gửi đến nhờ linh mục John Flader giải-thích.

Đức Giêsu chết đi phải chăng là để chứng minh rằng Thiên-Chúa yêu thương loài người chúng ta không?

Vâng. Đúng thế. Nhưng, không theo cách rất chung chung như ta thường thấy. Đức Giêsu minh-chứng cho ta thấy tình-thương-yêu mà loài người không thể tưởng-tượng được của Thiên-Chúa với người nghèo hèn/bé nhỏ, bị áp-bức. Và, bằng vào tình thương-yêu thần thánh của Ngài, Thiên-Chúa luôn khước-từ mọi quyền-lực dù chỉ để chống lại những kẻ từng bức-bách đám “thân-cô thế cô”, đi nữa. Khi nói Đức Giêsu chết đi để chứng-tỏ tình-thương-yêu của Ngài với con người, nói như thế không làm giảm-suy những gì Ngài từng thực-hiện. Nếu so sánh với ý-tưởng về “tình yêu” thông-thường ở đời, thì Tình-thương-yêu của Ngài, ở đây, cần được thăng-hoa dàn trải thật lớn rộng.

Phải chăng Ngài chết cách đặc-biệt như thế là để cứu ta khỏi mọi tội của gian trần?

Ở đây, trước tiên, cần làm sáng-tỏ ngôn-từ ta sử-dụng, như câu nói: “Tội lỗi của chúng ta”. Chỉ nên hiều, là: tội và lỗi mà mọi người hằng phạm phải mỗi ngày, cả những hành-xử đầy tội-phạm theo nghĩa nặng, ở chốn riêng-tư và có thể cả cuộc sống hiện tại của ta ở nhà nữa, đều không dính-dự cách “đặc-trưng/đặc-thù”, nào hết. Chúng ta –hoặc các lỗi tội này/khác của ta trong hiện tại- đều không là những “cớ sự” để có thể giết được Chúa.

Mà, chính tính chuyên-quyền lộng-hành ở quyền-lực, trong hệ-thống toàn-trị chuyên hà-hiếp người khác, mới là những gì giết chết Ngài, như sử-sách còn ghi chép. Đó là ý-nghĩa diễn-lộ ra ngoài của lỗi-tội; và, đã tỏ-bày ngang qua cuộc sống và nỗi chết của Đức Giêsu. Lỗi tội của ta, là những tội và những lỗi thuộc loại-hình này, tức: đã dùng đến quyền-lực để hà-hiếp kẻ khác, cho đến nay, chỉ thấy hiển-hiện khi chúng diễn-bày quyền-lực ra bên ngoài, trên người khác.

Nói khác đi, nếu ai đó có phạm tội hay lỗi gì đi nữa, cũng chỉ là vi-phạm những điều chống lại tình thương-yêu, tức thể-loại Tình-yêu Chúa từng tỏ-bày cho người đó, qua Đức Giêsu. Tình-thương-yêu tỏ-lộ cho mọi người, chứng-tỏ Ngài sống và chết đi như thế nào, chỉ vậy thôi.

Ngài chết đi, hẳn cũng vì lý do chính-trị nào đó đấy chứ?

Đương nhiên, ở đây, chuyện chính-trị có dính-phần ở trong đó. Giới cầm-quyền thời đó đã ra quyết-định mang tính-cách chính-trị hoặc chiến-thuật, nhằm tạo điều lợi cho thể-chế cai-trị tạm-bợ, để rồi họ nhất-định loại-bỏ Ngài đi, vì họ vẫn coi Ngài như thế-lực tiềm-ẩn (chứ không thực-thụ) ngấm-ngầm đe-doạ thế-đứng của họ. Nhìn vào giới thẩm-quyền ở đời hoặc trong đạo, có thể cả hai đều có chung một phán-đoán tựa như thế. Và, nhiều giới-chức cầm-quyền ở các nơi, cả ở trong đạo lẫn ngoài đời, nay vẫn còn làm như thế, không ngừng nghỉ.

Thế nhưng, Đức Giêsu lại đã chết cho thứ gì đó còn sâu-sắc hơn cả chính-trị, rất nhiều. Ngài chết đi, vì Ngài quyết chung-thủy với thứ tình-thương-yêu không dựa vào quyền-lực mà Thiên-Chúa dành-để cho người hèn kém/bé nhỏ. Đó là điều mà thánh Phaolô khi xưa vẫn ưa gọi là sự “công chính của Thiên-Chúa” rất khác thường. Đó cũng không là chính-trị, mà là “hồi chuông báo tử” một lần cuối dành cho các tầm-kích quyền-lực của mọi chính-trị nơi loài người.

Phải chăng Ngài chết đi là để thách-thức giới cầm-quyền ở nhiều nơi mà thôi không?  

Tôi không nghĩ như thế. Động-thái Ngài hành-xử, không hề mang tính thách-thức nào hết. Đó, là động-thái không chỉ chứng-tỏ cho họ mà thôi, nhưng còn đưa họ vào với tình-thương-yêu và tính-chất “vô quyền/bất-lực” mà họ không am hiểu nổi. Và, điều đó sẽ tẩy rửa họ cũng như toàn-thể thế-giới sạch khỏi các sự việc mang tính quyền-uy/thế-lực họ thực-thi.

Chết như thế, có phải là Ngài để lại cho ta một bài học khách quan và đơn giản?

Không. Những gì Ngài thực-hiện, có thể gọi đó như bài học đạo-đức cho tất cả chúng ta, nhưng thật ra, còn hơn thế nhiều. Ngài chết, là để lấy đi quyền-uy/thế-lực ngay trong ý-nghĩa đầy tính huỷ-hoại và bức-ép của nó, bằng cách dìm nó vào chính sự “vô-quyền/bất-lực”, là thế. Phục sinh/trỗi dậy, khiến Đức Giêsu có thể truyền-đạt khả-năng sống thực để những ai tin vào Ngài và những người thương-yêu kẻ hèn kém/bé nhỏ của Ngài. Khả-năng này không chỉ để khích-lệ một đạo-đức, mà đích-thực là năng-lực khiến cải-hoá được cuộc sống của mọi người, tự bên trong.

Phải chăng Ngài có chết, mới đem đến cho ta sự tha-thứ có từ Thiên-Chúa-là-Cha?

Vâng, đúng là thế và có thể cũng không thế. Đúng, là hiểu một cách chắc-chắn theo nghĩa: Ngài đã “cho đi chính mình Ngài”. Cho, tức là đã thứ-tha những người mà Ngài và Cha yêu-thương họ biết chừng nào; và cho như thế Ngài đã trừ khử được mọi tính-chất tiêu-cực cũng như trò chơi quyền-lực của thế-giới, bằng việc Ngài tự biến Mình Ngài thành hư-vô/trống-rỗng, không quyền-thế.

Trả lời là: “không”, tức: theo nghĩa bảo rằng: trước nhất Ngài ưu-tư đi thẳng vào động-thái “thứ tha”. Tha thứ, theo nghĩa nghi-thức hoà-giải mà ta đang thực-hiện, mãi đến hôm nay.

Việc Ngài chết đi có đủ nói lên quan-điểm/lập-trường nào đó không?

Câu trả lời là: Không! Không, ở đây, theo nghĩa của người đặt câu hỏi từng có dụng-đích/ý-đồ nào đó. Nhưng, câu trả lời thực ra là “Có”! Ngài có đưa ra một luận-điểm. Luận-điểm này, trước đây, chưa ai làm thế. Nhưng buồn thay! Luận-điểm này, cho đến nay, vẫn không được nhiều người chú ý nắm bắt.” (xem thêm Lm Kevin O’Shea CSsR, Ơn Cứu Chuộc và khúc cuối một giòng sử, www.thanhlinh.net ngày 08/5/2014)

Đấng bậc trong Đạo học về Chúa cũng rất nhiều, nghiên-cứu về Đức Giêsu lịch-sử ở Kinh thánh, lại không thiếu. Các ngài có học có nghiên-cứu nhiều như thế, cũng tựa-hồ nhưng bậc thánh-hiền từng quyết rằng:

“Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái,
và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an.
Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách,
để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ,
chính chúng ta cũng biết an ủi
những ai lâm cảnh gian nan khốn khó.
Vì cũng như chúng ta chia sẻ muôn vàn nỗi khổ đau của Đức Kitô,
thì nhờ Người, chúng ta cũng được chứa chan niềm an ủi.”
(2 Cr 1: 3-5)

Có biện-luận về cái chết của Chúa hay về Ơn Cứu-chuộc là cứu và chuộc để đưa mọi người đi thẳng vào tình thương-yêu Chúa tỏ bày cho hết mọi loài, mà thôi. Nghiên-cứu hay biện-luận, để rồi sẽ luôn chúc tụng Thiên Chúa là Đấng luôn ủi-an, yêu thương hết mọi người trong chúng ta.
Để bài phiếm hôm nay được nhẹ nhàng thư-thái, cũng xin đề-nghị bạn/đề-nghị tôi ta cứ hiên ngang ca vang bài ca vừa khởi xướng, cứ hát rằng: 

Em mở áo cho xuân coi lồng ngực,
Trái tim em mảnh vườn cũ quê xưa.
Cành mai chiết tay ai còn in dấu,
Thiều quang ơi hoa nhớ đến xót xa.

Em mở áo cho xuân coi lồng ngực,
Trái tim em thành đốm lửa hải đăng.
Lửa sinh diệt thắp hoài không dám tắt,
Bờ bến nào mà cá vẫn bặt tăm.

Em mở áo cho xuân coi lồng ngực,
Trái tim em trầm quế đợi xông hương.
Con chim nhỏ đã bay qua biển Bắc,
Ai tìm ai ngậm ngải giữa mù sương.

Đã lâu quá anh không về gõ cửa,
Lồng ngực em trái đỏ vẫn còn nguyên.
Ôi có phải mùa xuân đang nhóm lửa,
Tay lạnh thế này ai sưởi cho em.”
(Anh Bằng/Trần Mộng Tú – bđd)

Hát ca từ tình-tự như thế, chỉ để bạn và tôi ta hiên ngang tiến về phía trước mà chúc tụng Thên-Chúa-Là-Tình-Yêu, luôn sáng tỏ tình Ngài với muôn người. Ở đời.

Trần Ngọc Mười Hai
Cầu mong cho mắt mình sẽ sáng mãi
Và cũng tỏ như bao giờ.

No comments: