Saturday 11 December 2010

“Mây có bay và em có hay”

ta ngại ngùng yêu em lần đầu? (Ngô Thụy Miên – Bản Tình Cuối)

(Mt 2: 13-15)

Nếu cứ hỏi và cứ nói, về những mây bay và người em yêu như bài trên, thì câu trả lời cũng chẳng khó. Càng không khó, nếu bạn và tôi, ta đồng ý với người nghệ sĩ cứ coi các vị mà mình gọi là “Em” là thành viên Hội thánh, càng dễ tính. Bởi, một khi “đã say”, và “hồn ta ngất ngây” rồi, thì “men yêu thương (cũng) thấm cuộc đời” của “em” và của người anh/người chị trong thánh Hội nữa.

Và, khi cuộc đời đã “thấm” đậm như thế, ta lại hát:

“Yêu em, ta yêu em như yêu tuổi ngây thơ.

Bên em, bên em ta hát khúc mong chờ.

Ngày nào, người cho ta biết tình yêu đắm say

Ngày nào, đời cho ta biết tình là đắng cay.”

(Ngô Thụy Miên – bđd)

Đến đây, bần đạo phải thú thật với bà con bạn bè mình thêm lần nữa, rằng: trên quãng dài những “phiếm” và “phiếm”, bần đạo từng biết “tình yêu đắm say” rất nhiều thứ. Đắm say cuộc tình thật, đã đành. Với một số người đời, có khi còn đắm và say nhiều chuyện nữa. Như chuyện chiêm tinh, chiêm ngưỡng lẫn chiêm nghiệm những là chuyện “tiên tri”/“bói toán”, chẳng hạn.

Về chiêm ngưỡng tài nghệ những vị tiên tri, đoán được cả chuyện xảy ra trong tương lai, mai ngày, vẫn là chuyện thường ngày ở huyện. Chí ít, là huyện đạo nhà thờ nhỏ. Nghe cũng nhiều. Ngày nay, bạn và tôi, ta vẫn nghe/vẫn biết nhiều thứ về những thứ/những điều nói lên tâm trạng lâng lâng, thắc mắc về người đời. Sự đời. Thắc mắc và trăn trở, cũng tợ như những lời hoặc câu nói từ Kinh Sách khiến bận lòng người nghe, như bên dưới:

“Và, ông đã ở đó mãi đời Hêrôđê;

ngõ hầu được nên trọn điều Chúa đã phán

nhờ vị tiên tri nói rằng:

từ Ai Cập Ta đã gọi con Ta về.”

(Mt 2: 15)

Lại cũng xin thú thật thêm một điều nữa, rằng: lâu nay, bần đạo chỉ biết phiếm, chứ chả dám luận bình hoặc giải chú Lời Chúa dạy, tựa như trên. Nhất là, khi thoạt nghe biết những cụm từ như “tiên tri”/ngôn sứ được lập đi lập lại, rất nhiều lần trong Kinh Sách.

Hôm nay, có nhiều vị cũng thắc mắc về các cụm từ như: “tiên tri”, “tiên đoán” hoặc “sấm Trạng”, tức những điều hoặc các việc khiến họ những tưởng xảy đến trong tương lai/mai ngày. Người người ở đời còn gọi đó là những tiên đoán rất sớm về số phận của mình. Lại một đề tài khá lớn, rất khó phiếm. Thôi thì, bần đạo xin phép cả bạn lẫn tôi, ta lại ngâm nga đôi ba ý/lời của nghệ sĩ ở bên trên, mà hát những lời ở bên dưới, rất như sau:

“Ta đã yêu và ta đã mơ,

mơ trăng sao đưa đến bên người.

Một lần gặp gỡ đã như quen thuở nào,

một lần gặp gỡ nhưng tình đã xa xưa.”

(Ngô Thụy Miên – bđd)

Về những điều, mà bầu bạn gọi là “đã yêu và đã mơ”, đôi khi bày tôi là bần đạo đây cũng thấy “trăng sao đưa đến bên người”. Trăng sao, “đã như quen thuở nào”. Quen, khi gặp gỡ. Quen, trong tư tưởng. Tức, đã gặp và đã quen, như hôm nào “tình đã xa xưa”.

Nói gần nói xa chẳng qua nói thực, rằng: rất nhiều lần, bạn đạo bọn mình cũng từng gặp/từng biết những tình huống “có trăng có sao” ở đâu đó, rất bên trên. Gặp biết rồi, mà cứ ngỡ đó là chuyện thật. Là, sự sẽ xảy ra mai ngày. Vừa chợt nghe/chợt thấy đã tưởng thế nào rồi cũng xảy đến.

Nói nôm na dông dài, cuối cùng chỉ để minh định một cảm nghiệm, rằng thì là: nhiều bạn đạo từng đi sâu đi sát với bạn bè ngoài đời, đã có kinh nghiệm gặp gỡ những trăng sao. Có cả suy nghĩ rất “lung” về một thắc mắc, bảo rằng: suy tư tưởng chừng chuyện trăng sao/tinh tú, đẩu số, rất “tử vi” mà không tin không thờ, như thế có tội/có vạ gì không?

Một lần nữa, bần đạo thấy mình chẳng có tư cách để trả (những) lời rất lãi hậu, cho câu hỏi tinh tế/bén nhạy ở trên, bèn cả gan vời đến đức ngài trưởng thượng từng có lập trường rất vững chãi,/chính mạch, để thỉnh ý. Hôm nay, ngày rộng tháng dài nhân có vài phút giây chấm hết niên lịch hai nghìn lẻ mười, bần đạo nhận được lời chỉ giáo, rất đạo mạo. Đạo đức. Như sau.

, để cho tinh thần của bạn mình, được thoải mái/thư giãn trước khi nghe đức ngài phán và phê về thắc mắc trên, cũng nên “trích ngang” chuyện mình đang bàn, bằng một truyện kể về những tiên và đoán rất “tiên tri”, như sau:

“Truyện rằng:

Người vợ hiền hôm ấy, thong thả bước vào chốn miền nhiều khói bếp, đã bắt gặp đức lang quân của mình đang làm cử chỉ rất ư là “đằng đằng sát khí”, bèn hỏi:

-Anh yêu ơi, anh đang làm gì mà mặt mũi trông nghiêm chỉnh thế?

-Ấy chết! Để yên anh thực hiện vai trò “Dũng sĩ diệt ruồi”, đi em!

-Vậy thì, dũng sĩ của em đã diệt được chú nào chưa, thế?

-Có chứ. Bộ, em không thấy sao? Không những chỉ chút ít, mà còn nói được là khá nhiều. Một phát giác kinh khủng cho em biết: anh còn đoán được là có bao nhiêu chú ruồi đực, bao nhiêu nàng ruồi cái, nữa đấy nhé.

-Chà. Dũng sĩ của em nay lại nói chuyện tiên đoán với tiên tri rồi đây. Làm sao đoán được chú nào đực chú nào cái, cơ chứ?

-Cũng dễ thôi. Anh từng nghiên cứu khoa tử vi đầu số nên cũng biết rất rõ là ba chú gục trên loong bia, tự khắc là đực. Còn 2 em sõng xoài trên tay cầm điện thoại, đương nhiên là cái, chứ gì nữa. Nếu đúng, em cứ bỏ tiền quẻ lên dĩa, là xong ngay

-Quả là, dũng sĩ của em đoán như thần đoán. Ý em, anh đoán việc như thần, cần gì phải tiên tri với bói bài, hoặc ra sấm làm gì cho mệt xác, chứ

Chẳng cần xét xem vợ chồng “dũng sĩ diệt ruồi” nọ, có là chiêm-tinh-gia chuyên đoán già/đoán non chuyện tình duyên gia đạo, đúng sai ai biết. Chỉ biết mỗi chuyện là: thói đời bạn và tôi, cùng rất nhiều người ta vẫn cứ là hay thích chuyện lạ những tiên đoán. Rất tiên tri. Gọi đó là tiên tri hay nói “trạng”/nói trại gì nữa, cũng đặng thôi.

Thôi thì, nay hãy về với đức thầy nhà-Đạo-rất-đạo-mạo xem ngài phán thế nào về việc đoán già đoán non chẳng qua đoán mò kiểu “ta-rô” hay “tô thêm ra”, cho có vẻ tiên tri, để xem sao:

“Có thnói: thói đời, nay tràn lan kỹ nghệ xét chuyện tương lai/mai ngày, xảy đến rất “đại trà” với mọi người. Tức, kỹ nghệ tiên và đoán đang nở rộ, thời cao điểm. Trong số những người đó, còn có cả những vị vẫn tự cho mình là Công giáo, còn ngụ ý bảo rằng làm thế để tỏ lộ thông tin mà người thường không thể kiếm tìm theo ngã thông thường. Rất an nhiên tự tại. Và, sinh hoạt của họ nay xuất hiện tràn lan trên truyền thanh/truyền hình cùng sách vở hoặc phỏng vấn đếm cả triệu. Nhất là, ở Mỹ.

Vấn đề này, người Công giáo cũng như Kitô hữu của Giáo hội bạn, phải có thái độ thế nào mới đúng?

Trước hết, phải nhận rằng con người luôn có giới hạn về chính mình. Tức, mình chỉ là hữu thể bình thường không thể nói rằng mình biết hết mọi sự. Cả những chuyện tương lai. Thật ra, con người chẳng thể nào biết được sức khoẻ của mình rồi sẽ ra sao. Cũng chẳng đoan quyết được rắng ông cậu/bà mợ của mình vừa quá vãng, có chắc đang hiện diện tả/hữu bên cạnh Chúa Thiên Đàng, hay không. Hoặc, chuyện đầu tư kinh doanh chắc gì mình nắm chắc được thành công mỹ mãn như đã tính?

Đơn giản, ta chỉ cần đặt hết tin tưởng vào Thiên Chúa là Đấng dựng nên trời đất muôn vật. Ngài quan phòng/chăm sóc hết mọi sự. Ngài dựng nên muôn loài, qua bàn tay quan phòng của Cha Nhân Hiền, luôn ưu ái. Quả thật là thế. Ngài vẫn mời gọi ta hãy tin vào Ngài, như Kinh Sách từng nói: “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ. Ngươi không được phép có thần nào khác nghịch với Ta.” (ĐNL 5: 6-7)

Trở về với chuyện bói toán, coi chỉ tay, hoặc bói bài Tarô, theo cung cách nào đó, tức “dám tạo một thần khác để kính thờ”. Tức, tin vào sức mạnh của người phàm dám bộc lộ cả những chuyện chỉ mình Chúa biết.

Thiên Chúa yêu thương loài người. Ngài muốn con người chỉ thờ phượng mỗi mình Ngài, thôi. Điều này được ghi rõ trong Cựu Ước, với những câu: “Anh em, không được thấy ai làm lễ thiêu con trai hoặc con gái mình, không được thấy ai làm nghề bói toán, chiêm tinh, tướng số, phù thuỷ, bỏ bùa, ngồi đồng ngồi cốt, chiêu hồn. Thật vậy, hễ ai làm điều ấy thì là điều ghê tởm đối với Đức Chúa, và chính vì những điều ghê tởm ấy mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đã trục xuất các dân tộc ấy cho khuất mắt anh em.” (ĐNL 18: 10-12)

Ở đoạn tiếp theo đó, Môsê cũng giải thích thêm để dân con Chúa biết nghe theo những điều do từ miệng Chúa nói ra: “Từ giữa anh em, trong số các anh em của anh em, Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh em; anh em hãy nghe vị ấy.” (ĐNL 18: 15) Và, theo giáo huấn của Hội thánh, thì Ngôn Sứ ấy không ai ngoài Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời của Chúa nhập thể, làm người.

Chính Đức Giêsu cũng dạy ta chỉ tin tưởng vào Cha trên trời. Đừng lo lắng về sự sống, của chính mình: “Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao?... Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó.(Mt 6: 26-33)

Có người lại hỏi: phải chăng Chúa đã mạc khải cho ta biết một chút sự thật, về tương lai của con người, ch? Câu trả lời, là: có. Đôi lúc Ngài cũng làm như thế đối với những kẻ được Ngài đoái thương. Như trường hợp Ngài đã mạc khải cho 3 trẻ ở Fatima, ngang qua Đức Mẹ, về sự lạ xảy đến vào ngày 13/10/1917. Hoặc, một mạc khải về nữ phụ nọ đã chết, nay còn đang ở chốn luyện hình.

Nhưng, cứ sự thường, Chúa không tiết lộ những sự việc như thế. Và, ta vẫn cứ phải từ bỏ chính mình mà phó thác trọn vẹn toàn thân trong tay Ngài. Tin chắc rằng: mọi sự dù xảy đến, cũng là điều tốt đẹp Ngài phú ban cho ta, đúng như các thánh từng quả quyết: “Ta biết rõ: Thiên Chúa làm cho mọi sự để sinh lợi cho những ai yêu mến Ngài, tức những kẻ được Ngài kêu gọi theo ý Ngài định đoạt.” (Rm 8: 28)

Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cũng viết: “Thái độ đúng đắn của tín hữu Đức Kitô là đặt mình trong bàn tay Quan Phòng của Chúa, dù mọi sự xảy đến trong tương lai, có thế nào đi nữa cũng vẫn nên từ bỏ tính tò mò tọc mạch về mọi chuyện.” (GLHTCG #2115)

Sách Giáo Lý còn thêm: Mọi mưu toan tìm hiểu những gì có liên quan đến thiên tính, tức: tìm cách khám phá những điều mà tính tự nhiên con người không biết được, đều phải từ bỏ. Điều này được ghi rất rõ, như sau: “Quay về với Satan quỷ quái , tiếp xúc cầu cơ với linh hồn đã quá vãng hoặc làm những chuyện đại loại để tìm biết tương lai/mai ngày, như tham khảo chiêm tinh, đẩu số, coi chỉ tay, bói quẻ bói bài, chú giải những điềm gở/mộng mị hoặc các hình thức bói toán để nắm bắt chuyện đã hoặc sắp xảy ra, về chính mình hoặc người khác, cả đến những rắp ranh giao hoà với âm binh/âm quyền, đều nghịch chống sự danh giá, trang trọng và tôn kính yêu thương cần phải có đối Thiên Chúa, chỉ mình Ngài mới xứng đáng được như thế thôi.” (GLHTCG #2116)

Đàng khác, cũng nên nhớ một điều là những quyền lực nào khác không tự nhiên để có được hiểu biết chỉ xuất từ Thiên Chúa, hoặc Satan, thôi. Vì thế nên, những ai tìm cách nắm bắt những kiến thức như thế từ những nguồn lực sai trái , chắc chắn đang nằm trong tay Satan/quỷ dữ. Chắc chắn đang nằm trong bàn tay sai khiến của các quyền lực tăm tối, mà thôi.” (x. Lm John Flader,The Catholic Weekly 3/10/2010, tr.11)

Đức ngài phán và phê như thế, đà quá rõ. Nào còn gì nữa để bàn thêm? Nhưng khổ nỗi người đời, vẫn không phải là thần thánh. Nên, vẫn cứ tìm những trái cấm, để thử thời vận, chút rồi thôi. Dù, biết và tin rằng: tất cả là ân huệ và vẫn luôn cảm tạ những gì mình nhận được và dù ta có ưng ý hoặc bất ưng. Một lần nữa, bần đạo lại xin thưa: mình chưa đủ tư cách để phê và phán. Nên, chỉ muốn nghe. Vì muốn nghe, nên đôi lúc vẫn văng vẳng như có tiếng hát từ đâu đó, hát rằng:

Mưa đã rơi và nắng đã phai

trên cuộc tình yêu Em ngày nào

Ta vẫn yêu hồn ta vẫn say

qua bao nhiêu năm tháng ơ thờ

Một ngày nào đó tóc xanh xưa bạc màu.

Một ngày nào đó ta có thôi hết yêu người.

(Ngô Thụy Miên –bđd)

Mưa rơi trên cuộc tình, yêu Em ngày nào”. Phải thế không anh? Phải thế không chị? Anh và chị vẫn thấy lời đức thầy nói, cũng có lý, đấy chứ nhỉ? Thế nhưng, như lời người nghệ sĩ ở đây, vẫn cứ bảo: vấn đề là, một ngày nào đó, ta vẫn không thôi hết yêu người? Và vẫn yêu Ngài?

Nếu câu trả lời là: không! ta không thôi hết yêuy người dù vật đổi sao dời. Và , ta vẫn còn yêu, vẫn cứ yêu và mãi mãi yêu Ngài, xin hãy vin vào lời đấng thánh xưa kia từng nói: “Hãy cứ yêu đi, rồi thì mới làm điều mình muốn.”(thánh Âu Tinh) Miễn là điều mình đang làm và muốn làm, không phản lại tình Chúa, mình vẫn ôm ấp. Thực thi. Là được.

Và, một khi đã quyết được như thế, cũng nên nhớ lại lời của Phaolô thánh còn nói trong thư gửi giáo đoàn Côrinthô rằng:

Chúng tôi luôn mang nơi thân mình

cuộc thương khó của Đức Giê-su,

để sự sống của Đức Giê-su

cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi.”

(2Cr 4: 10)

Và nhất là:

Cho nên chúng tôi không chán nản.

Trái lại, dù con người bên ngoài của chúng tôi

có tiêu tan đi,

thì con người bên trong của chúng tôi

ngày càng đổi mới.”

(2Cr 4: 16)

Xem thế thì, một khi tâm can ta được đổi mới với Đức Kitô rồi, thì thiết tha mà làm gì chuyện bói và toán rất vẩn vơ, để rồi cứ tin vào đó, mà mất đi con tim chân chính, đã thuộc về Chúa. Chí ít, là khi mọi người và mỗi người đã lĩnh nhận bí tích thanh tẩy, chết cho Chúa.

Bởi, cuối cùng thì chuyện bói toán cũng chẳng nên tạo ảnh hưởng lên niềm tin, ta vẫn có. Cuối cùng, chỉ như thế. Cuối cùng, vẫn là tình yêu. Vậy, hãy đem hết khí thế mà hát với người nghệ sĩ câu tình ca rất cuối, để mà yêu:

Mưa có rơi và nắng có phai

trên cuộc tình yêu em ngày nào

Một lần nào đó bước bên em âm thầm

một lần nào đó ta vẫn không nói yêu người.

(Ngô Thụy Miên – bđd)

Hát xong, ta hiên ngang mà tin chắc: mình đang ở trên chính lộ của tình yêu muôn thuở. Chúa phú ban. Rất vững vàng.

Trần Ngọc Mười Hai

Nhiều lúc cũng trăn trở,

không kém.

Nhưng vẫn tin rằng

Tình Yêu Chúa

giải quyết hết mọi chuyện.

(xem thêm các bài khác, xin mời vào: www.giadinhanphong.blogspot.com )

No comments: